Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong hai vựa lúa lớn nhất của cả nước. Tại vùng đồng bằng Nam bộ này, canh tác lúa sẽ chia làm 3 vụ: vụ mùa, vụ đông xuân và vụ hè thu.
Đồng bằng sông Cửu Long – “vùng đất vàng” cho 3 vụ lúa bội thu
Việt Nam có hai vựa lúa chính là vựa lúa đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và ĐBSCL. Đây đều là những vùng có đất đai phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nước.
Những thuận lợi của ĐBSCL trong canh tác lúa:
- Thuận lợi về địa hình:
- ĐBSCL có diện tích toàn châu thổ là 36.000 km2 với diện tích đã trồng lúa là 1,5 – 1,6 triệu ha trên khoảng 2,1 triệu ha có thể trồng trọt được.
- Địa hình ở ĐBSCL tương đối bằng phẳng, độ dốc chỉ 1cm/ km. Hai nhánh sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu dài hơn 120km, cung cấp lượng phù sa chính cho vùng đồng bằng này. Cụ thể: Lượng phù sa của sông Cửu Long đạt 1000 triệu tấn/ năm. Vào mùa khô, cứ 1m3 nước có 0,1 kg phù sa. Vào mùa mưa, 1m3 nước sẽ chứa 0,3 kg phù sa.
- Các chủng loại đất tại ĐBSCL rất phong phú và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Đất phù sa là 1.800.00 ha do sông Tiền và sông Hậu cung cấp chính.
- Đất phèn 1.100.000 ha với độ PH thấp, do ảnh hưởng chủ yếu của sun phát sắt và sun phát nhôm.
- Vùng đất mặn (rừng U Minh) 320.000 ha có nhiều chất hữu cơ.
- Thuận lợi về khí hậu: Khí hậu ở ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Tại miền Nam bộ này không có mùa đông lạnh giá, lúc nào cũng nhiều ánh sáng thuận lợi cho cây lúa phát triển. Mùa khô tại ĐBSCL thường khô hơn. Lượng mưa hàng năm từ 1500 – 2000mm, độ ẩm không khí bình quân 82%.
3 vụ lúa chính tại ĐBSCL và đặc điểm của từng vụ
ĐBSH có khí hậu cận nhiệt đới nên canh tác lúa theo 2 vụ là vụ chiêm và vụ mùa. Còn ĐBSH, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm nên có thêm một vụ nữa là vụ hè thu.
Cụ thể về 3 vụ lúa chính tại ĐBSCL:
- Vụ mùa: Vụ mùa thường gieo trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6) và thu hoạch vào cuối mùa mưa (tháng 11). Vụ này thích hợp trồng các giống lúa địa phương dài ngày, thích nghi với nước sâu. Các giống lúa thường được sử dụng trong vụ mùa tiêu biểu như VND404, VND95-19, Nàng thơm chợ đào 5, Nàng Hương 2, MTL250,MTL392, MTL449,…
- Vụ đông xuân: Thời điểm gieo trồng vụ đông xuân là sau khi vụ mùa kết thúc, thường vào cuối mùa mưa (tháng 11, tháng 12) và thu hoạch vào đầu tháng 4. Đây là vụ lúa mới, ngắn ngày. Những giống lúa chủ lực trong vụ này là: OM 6162, OMCS 2000, OM 5472, OM 6677 và OM 4218, ngoài ra còn có OM 5451, OM 8232, OM 4101, OM 3995,…
- Vụ hè thu: Vụ hè thu bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8. Đây là vụ lúa mới, ngắn ngày, có diện tích canh tác khoảng 1,1 triệu ha. Vụ lúa này thích hợp gieo trồng các giống lúa như OMCS 2000, OMCS21, ND404, VND 95-19, MTL250, MTL392, MTL449,…
Kỹ thuật chăm sóc lúa trong 3 vụ chính
Một chu kỳ sống của cây lúa sẽ trải qua 3 thời kỳ: sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực và thời kỳ lúa chín. Bất kể là vụ mùa nào, lúa cũng cần được chăm sóc tốt trong cả ba thời kỳ, để có thể cho năng suất và chất lượng cao hơn. Mỗi thời kỳ sẽ có yêu cầu về chế độ dinh dưỡng, chế độ phân bón, cách chăm sóc, cách phòng trừ sâu bệnh,… riêng.
- Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Thời kỳ này bắt đầu từ lúc lúa được gieo xuống đất đến khi đẻ nhánh và phát triển lóng, thân, lá.
- Người nông dân cần phải chăm sóc với chế độ thích hợp tạo điều kiện để lúa phát triển tối đa, cho số nhánh hữu hiệu cao, to và khỏe.Giai đoạn này lúa hay mắc các bệnh hại như sâu đục thân, sâu cuốn lá,… phá hoại nhánh và lá lúa, ngăn chặn quá trình sinh trưởng, quang hợp. Vì vậy, cần phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hợp lý, đúng lúc, kịp thời.
- Đồng thời, để lúa cho năng suất cao nhất, cần bón phân và giữ cho chế độ nước tưới phù hợp. Nếu là vào vụ mùa, mưa nhiều có thể khiến cho lúa ngập úng, cần xử lý thoát nước kịp thời. Còn vào vụ đông xuân và vụ hè thu, cần duy trì lượng nước trong ruộng vừa ngập gốc để hòa tan phân bón và tạo độ ẩm thích hợp cho lúa đẻ nhánh.
- Trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Thời kỳ này kéo dài từ lúc lúa phân hóa mầm hoa đến khi trổ bông và thụ tinh. Chăm sóc tốt cho cây lúa ở thời kỳ này sẽ giúp tạo ra số lượng hoa và bông hữu hiệu đều, đòng và bông to, khỏe, lúa trổ đều, tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh cao.
Đối với thời kỳ này, cần:
- Bón phân cân đối và hợp lý, đúng lúc để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho lúa nuôi đòng.
- Luôn duy trì mức nước trong ruộng vừa phải, giữ ẩm cho ruộng lúa.
- Đây cũng là giai đoạn cây lúa rất nhạy cảm với sâu bệnh, vì vậy, người nông dân cần phải theo dõi sát sao, để phát hiện và phòng bệnh cho lúa kịp thời.
- Thời kỳ lúa chín: Đây là thời kỳ quyết định chất lượng của hạt lúa, bắt đầu từ lúc lúa chín sữa đến khi chính hoàn toàn. Lúa có nhiều hạt lép hay không, trọng lượng hạt như thế nào phụ thuộc vào cách chăm sóc của bà con tại thời điểm này.
Chế độ chăm sóc trong thời kỳ lúa chín:
- Bà con nên bón những loại phân bón có hàm lượng kali cao để bổ sung dinh dưỡng, tạo điều kiện cho lúa tích lũy chất, cho ra những hạt lúa to, mẩy.
- Giữ mực nước vừa phải, giữ ruộng luôn đủ ẩm, không để khô hạn, nhất là vào vụ đông xuân khi trời mưa ít.
- Kiểm tra thường xuyên tình hình sâu bệnh để tiêu diệt kịp thời.
- Khi lúa chín vàng đến 90% là có thể tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 10 – 12 ngày thì rút nước để việc thu hoạch dễ dàng hơn.
Trồng lúa là một nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam từ rất xa xưa. Nó không chỉ đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân, mà còn đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Với ba vụ lúa chính mỗi năm, sản lượng lúa ở ĐBSCL chiếm hơn 50% và lượng gạo xuất khẩu chiếm hơn 90% của cả nước, trở thành một niềm tự hào của người dân vùng Nam Bộ.
Có cần thiết trồng lúa vụ 3 ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên
1,5 triệu hecta vùng ngập sâu 2m của Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên được ví như hai “túi nước” của vùng ĐBSCL trong mùa lũ lụt và điều tiết nước trong mùa khô. Nếu vì mục tiêu tăng diện tích lúa mà phải bao đê ngăn lũ thì sẽ phá vỡ hệ thống điều tiết tự nhiên này.
Cụ thể, khi đê bao được đắp nhiều ở hai khu vực trũng nhất ĐBSCL thì nước lũ dâng cao, tàn phá không chỉ ở vùng lũ mà cả ở hạ nguồn. Đó là chưa kể việc đắp đê ở vùng trũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cội nguồn của cuộc sống vùng ngập nước. “Cây lúa ma có khả năng vươn cao 0,1-0,15m mỗi ngày để vượt lũ, nhưng nếu nước lũ dâng cao đột ngột thì lúa ma có sống nổi không, sự cân bằng sinh thái được thiết lập ổn định qua hàng nghìn năm có bị đổ vỡ? Thiên nhiên vùng nước nổi có hai sinh vật chủ lực là lúa ma và cỏ năng. Khi thiên nhiên quyện hòa với con người để làm nên sự toàn vẹn tự nhiên của vùng nước nổi thì sinh vật nào là chủ lực? Không khó trả lời, đó là nông dân (hầu hết còn nghèo). Nhưng mọi tính toán đầu tư phát triển vùng nước nổi ĐBSCL đã đặt nông dân, vào vị trí trung tâm chưa?”, ông Ni phân tích.
Theo ThS. Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước thuộc Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (WWF), khi quyết định đắp đê bao ở khu vực trũng để mở rộng canh tác lúa vụ 3, các cấp quản lý cần phải giải cho được bài toán chi phí – lợi ích để xem giữa tổng lợi ích và tổng chi phí cái nào lớn hơn. Theo ông Thiện, khi làm đê bao thì lợi ích chủ yếu là tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho người dân. Tuy nhiên, nếu xét một cách toàn diện thì lợi nhuận thu được từ việc tăng vụ không thấm vào đâu so với những gì phải bỏ ra.