Cây ngũ sắc chữa thoát vị đĩa đệm là một bài thuốc được nhiều người bệnh áp dụng. Đây là một nguyên liệu trong tự nhiên với độ an toàn khá cao. Vậy, cây ngũ sắc chữa bệnh có thực sự hiệu quả. Mời bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây.
Cách dùng cây ngũ sắc chữa thoát vị đĩa đệm
Cây ngũ sắc là một loài thực vật có nguồn gốc ở Trung Mỹ. Nó còn được gọi với tên khoa học là Lantana camara. Loài cây này được biết đến với nhiều đặc biệt nổi trội như: Lá có lông, răng cưa, hoa nở thành chùm nhiều màu khác nhau. Đặc biệt, quả ngũ sắc có mùi thơm rất giống ổi. Vì vậy, nó còn được gọi là thơm ổi.
- Theo nghiên cứu y học cổ truyền, cây ngũ sắc có vị ngọt, cay, tính mát nên có công dụng giải độc, thuyên giảm các cơn đau và vết thương do viêm sưng gây ra. Nhờ đó, cây ngũ sắc chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người tin dùng để cải thiện các triệu chứng ở đốt sống.
- Theo Y học hiện đại, cây ngũ sắc có chứa hàng loạt các hoạt chất tốt cho sự phát triển của xương khớp, có thể kể đến như polysaccharit, tinh dầu,… Trong đó, chất polysaccharit có khả năng làm chậm sự lây lan của viêm, sưng. Tinh dầu được tiết ra từ loài cây này chứa một lượng kháng sinh cực mạnh. Khi sử dụng nguyên liệu này, các cơn đau do thoát đĩa đệm dần thuyên giảm, cảm giác tê bì ở tứ chi cũng biến mất nhanh chóng.
Nước uống từ cây ngũ sắc
Cây ngũ sắc dùng lấy nước uống là cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm theo dân gian đơn giản nhất. Theo đó, việc áp dụng được thực hiện như sau: Bạn cần chuẩn bị rễ cây ngũ sắc với khối lượng chỉ 40g. Ở cách làm này, có thể thay thế rễ cây khô. Sau khi rửa sạch, hãy sắt chúng thành từng miếng nhỏ, để ráo nước.
Tiếp đó, sử dụng một chiếc ấm nhỏ, đặt toàn bộ nguyên liệu vào và cho khoảng 2-300ml nước sạch. Đun sôi trong khoảng 15 phút và vặn lửa nhỏ trong vài phút nữa cho tới khi cạn còn 1 bát con. Cuối cùng, tắt bếp, chắt lấy nước và uống ngay sau đó. Việc áp dụng phương pháp này nên được sử dụng vào buổi sáng để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Dùng lá cây ngũ sắc
Hầu hết các bộ phận của cây ngũ sắc đều có thể sử dụng làm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm. Cách dùng lá cây ngũ sắc chữa thoát vị đĩa đệm đem đến tác dụng từ bên ngoài, thẩm thấu và làm giảm triệu chứng phức tạp của bệnh. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: Một nắm lá của cây ngũ sắc.
- Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và để ráo nước. Tiếp theo, vò lá thật nhẹ và sao nóng trên chảo trong vài phút. Sau đó đặt chúng vào một chiếc khăn mỏng và đắp lên vị trí đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Cây ngũ sắc kết hợp với gừng tươi và muối
Ngoài cây ngũ sắc, muối và gừng đều là hai loại gia vị có khả năng kháng viêm, chống khuẩn rất tốt. Sự kết hợp giữa ba nguyên liệu này đem đến nhiều hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Chuẩn bị: Lá ngũ sắc 1 nắm, gừng tươi 1 củ và một chút muối tinh.
- Thực hiện: Đầu tiên, rửa sạch các nguyên liệu và tiến hành sơ chế: Gừng tươi gọt vỏ, thái lát mỏng. Sau đó, cho lá cây ngũ sắc, muối và gừng tươi vào cối để giã nát. Cuối cùng, bạn chỉ cần dùng hỗn hợp thu được đắp lên vùng xương đang bị đau do thoát vị đĩa đệm.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây ngũ sắc
Cây ngũ sắc chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp chữa bệnh an toàn, không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc Tây y. Tuy nhiên, để cẩn trọng trong quá trình sử dụng, người bệnh cần đặc biệt chú ý một số điều dưới đây.
- Cây ngũ sắc là một nguyên liệu thiên nhiên. Do đó, tác dụng của chúng lên người bệnh thoát vị đĩa đệm khá chậm.
- Có rất nhiều trường hợp người bệnh áp dụng phương pháp này rất hiệu quả nhưng cũng không ít người bệnh không được chữa khỏi. Vì vậy, tùy vào thể trạng và giai đoạn bệnh của từng người mà cách dân gian này có thể hiệu quả hoặc không.
- Cây ngũ sắc chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có công dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu muốn kết hợp, hãy tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.
- Phương pháp này chỉ nên áp dụng với người bệnh xương khớp ở giai đoạn nhẹ, cấp tính.
- Người bệnh cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và tập luyện có khoa học để hồi phục hệ xương.
Như vậy, cây ngũ sắc chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và được chẩn đoán chi tiết, tránh việc bỏ qua thời gian vàng để chữa bệnh. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Có thể bạn quan tâm:
- Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm ưu nhược điểm, cách thực hiện
- 3 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ hiệu quả