Cây gối hạc trị thấp khớp được đánh giá là hình thức dân gian được người bệnh áp dụng rộng rãi. Nhưng, làm thế nào để việc sử dụng thuốc là an toàn và hiệu quả nhất? mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.
Cây gối hạc là cây gì?
Cây gối hạc hay còn được gọi là phỉ tử, bí dại, mạy chia và tên khoa học là Leea rubra Blume ex Spreng. Chúng thường mọc hoang dại ở những khu vực râm mát quanh vùng đồi núi hay ven rừng. Người ta tìm thấy loài cây này xuất hiện nhiều trên các ngọn đồi cao ở Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam…Ngoài ra, cây gối hạc cũng có thể được người dân tự trồng bằng cách giâm cành.
Đây là một loài thuộc họ thân mềm, có kích thước khá nhỏ nhắn với chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Ở thân cây có rãnh rọc và các mấu có hiện tượng phình to. Lá cây gối hạc mọc so le với nhau, các răng cưa trải đều ở phiến lá và không có cuống. Hoa của chúng có màu hồng đỏ và thường mọc thành từng chùm ở ngọn cành cây. Rễ cây dạng củ, có vỏ ngoài màu hồng còn lõi bên trong sẽ là màu vàng hoặc trắng.
Phần rễ cây cũng chính là bộ phận quan trọng nhất khi dùng cây gối hạc trị thấp khớp. Từ xa xưa người dân đã thu hái và chế biến loài thảo dược này để điều trị các loại bệnh về xương khớp. Mùa hè và mùa thu là những thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch rễ cây gối hạc. Chúng được đào về, rửa thật sạch rồi thái thành từng lát nhỏ, đem phơi khô dưới trời nắng để dùng dần.
Tác dụng của cây gối hạc trị thấp khớp
Sở dĩ rất nhiều người áp dụng biện pháp dùng cây gối hạc trị thấp khớp đã mang lại những hiệu quả tích cực bất ngờ là vì trong thành phần của chúng có chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho hệ xương khớp. Cụ thể, với bệnh thấp khớp thì gối hạc phát huy những tác dụng như sau:
- Lưu thông khí huyết: Trong rễ của cây gối hạc có chứa các thành phần giúp khí huyết được lưu thông. Nhờ đó mà nguồn dinh dưỡng cần thiết được vận chuyển đến khu vực bị tổn thương, giúp vết thương mau lành và cải thiện tình trạng đau nhức cho người bệnh.
- Giảm viêm, tiêu sưng: Cây gối hạc trị thấp khớp có vị ngọt khá dễ uống và làm thanh nhiệt cơ thể nhờ tính mát. Do vậy, chúng sẽ hỗ trợ kiểm soát và hạn chế sự sản sinh của các tế bào viêm nhiễm, đồng thời tiêu trừ hiện tượng sưng tấy ở các khớp.
- Ngăn ngừa biến chứng: Nhờ tình trạng sưng viêm được kiểm soát mà cây gối hạc có thể giúp người bệnh ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một nghiên cứu tại Brazil còn cho thấy, cây gối hạc chứa chất làm ức chế enzyme chuyển đổi thành angiotensin nhờ đó mà người dùng phòng tránh được chứng tăng huyết áp đột ngột.
- Tăng cường tính linh hoạt của hệ xương khớp: Cây gối hạc có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa và phá hủy ở các khớp. Do đó mà chúng được nuôi dưỡng và linh hoạt hơn sau một khoảng thời gian dài hoạt động.
Cách sử dụng cây gối hạc trị thấp khớp
Dùng cây gối hạc trị thấp khớp sẽ có những cách sử dụng khác nhau dành cho người bị thấp khớp mãn tính hay thấp khớp cấp tính. Bởi vì với mỗi tình trạng thì liều lượng và phương pháp chế biến cũng phải được thay đổi để phù hợp nhất với cơ thể. Bạn đọc có thể tham khảo các hướng dẫn sau đây để thực hiện ngay tại nhà.
Cách dùng cây gối hạc với trường hợp bị thấp khớp cấp tính
Đối với những người bệnh đang mắc thấp khớp cấp tính có thể kết hợp các loại thảo dược khác cùng cây gối hạc để hỗ trợ điều trị cơn đau.
- Nguyên liệu: Lá của cây đơn tướng quân, lá bạc thau, cây đơn đỏ mỗi vị 12g, rễ gối hạc và cây ké đầu ngựa mỗi vị 16g, 8g lá thông, 10g lá kim ngân.
- Cách bào chế: Mang tất cả các nguyên liệu trên đi rửa thật sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó lấy lá đơn đỏ, lá đơn tướng quân và lá bạc thau đem sao vàng đến khi dậy mùi thơm. Trộn tất cả các loại thảo dược lại, đổ thêm 0,6l nước đun sôi cho tới khi nước cạn còn 0,2l thì tắt bếp.
- Liều dùng: Chia lượng nước vừa gạn được thành 3 phần bằng nhau để uống trước bữa ăn. Người bệnh cần sử dụng thuốc cây gối hạc trị thấp khớp ít nhất là 5 ngày để chúng có thể phát huy tác dụng.
Cách dùng cây gối hạc với trường hợp bị thấp khớp mãn tính
Khi tình trạng thấp khớp đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh cần kiên trì dùng gối hạc trong thời gian dài hơn với cách thực hiện như sau:
- Nguyên liệu: Rễ cây gối hạc, cây tầm gửi duối, rễ cây bươm bướm, cây nam đằng, giăng bầu mỗi vị cần 12g, rễ rung rúc, tơ mành mỗi vị 8g cùng 16g cử thiên tuế.
- Cách bào chế: Rửa sạch toàn bộ các loại thảo dược này, để ráo nước và đổ chung vào một chiếc ấm. Thêm vào ấm khoảng 0,6l nước, sau đó đun sôi cho tới khi còn lại 0,2l thì tắt bếp rồi để nguội.
- Liều dùng: Chia thuốc làm 2 hoặc 3 phần bằng nhau để uống trước bữa ăn chính. Sử dụng thuốc mỗi ngày cho tới khi cơn đau nhức vùng khớp được thuyên giảm.
Lưu ý khi sử dụng cây gối hạc trị thấp khớp
Cây gối hạc trị thấp khớp chỉ là một phương pháp hỗ trợ, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Do đó, để áp dụng chúng một cách phù hợp nhất người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây.
- Không dùng cây gối hạc trị thấp khớp cho phụ nữ đang mang thai hay cho con bú.
- Những người mắc chứng thận yếu cũng không nên uống thuốc cây gối hạc.
- Ngưng sử dụng thuốc ngay nếu thấy cơ thể xuất hiện những bất thường.
- Kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập thể thao khoa học trong khi dùng thuốc.
- Thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi uống thuốc.
Không giống như các loại thuốc Tây Y khác, phương pháp chữa bệnh bằng cây gối hạc trị thấp khớp cần có thời gian lâu dài để phát huy tác dụng. Do đó, đối với những người xuất hiện cơn đau quá nặng hoặc tần suất tăng nhanh thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.