Trẻ bị ho có đờm dai dẳng lâu ngày không khỏi khiến các mẹ sốt ruột và lo lắng. Giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi chính là lúc nhạy cảm và cần được chăm sóc đặc biệt nhất. Vì vậy, các mẹ nên trang bị những kiến thức về ho có đờm, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bé, tránh biến chứng không mong muốn sau này.
Nguyên nhân trẻ dưới 1 tuổi bị ho có đờm
Ho là phản ứng có điều kiện của cơ thể để giúp đẩy bụi, dị vật và các tác nhân gây hại xâm nhập vào đường hô hấp. Đờm được hình thành khi trong đường thở có chất xuất tiết sinh ra quyện lẫn với tạp chất. Ho giúp làm sạch phổi, tiêu đờm, đẩy dịch tiết và dị vật ra khỏi đường thở.
Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm:
- Do đường hô hấp trên của trẻ: Thời tiết chuyển lạnh, sức đề kháng của bé còn yếu không kháng được virus. Khi đó, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây nên ho có đờm. Ngoài ra còn có thể do các bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan.
- Do đường hô hấp dưới của trẻ: Các tác nhân như bệnh hen, viêm phế quản, viêm phổi,…
- Do các nguyên nhân khác: Gây ra bởi bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ho do dị ứng, hút phải khói thuốc,…
Bố mẹ cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay nếu trẻ có những triệu chứng như:
- Ho có đờm dai dẳng.
- Ho kèm theo nôn mửa, mặt hay da môi tím tái khi ho.
- Yếu và mệt mỏi, thở mệt, thở cố gắng.
- Sốt cao không cải thiện sau khi đã dùng thuốc hạ sốt.
Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi
Các bài thuốc dân gian từ những thảo dược lành tính được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị ho có đờm cho trẻ. Các mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao dưới đây.
Bài thuốc 1
Công dụng: Giúp tan đờm, giảm ho, trị viêm hô hấp.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gừng (1 củ), Chanh (3 lát mỏng), Tỏi (3 tép), mật ong (một muỗm canh)
Điều chế:
- Gừng rửa sạch, giã nát. Chanh cắt sắt mỏng. Tỏi luộc chín, giã nát.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào chén, cho thêm nước nóng vào, khuấy đều.
- Liều dùng: Cho trẻ ngậm trong họng, thi thoảng nuốt dần xuống. Sử dụng 2 lần/ ngày.
Bài thuốc 2
Công dụng: Chỉ khát, giảm ho, tốt cho tiêu hóa
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Quất (10g), hoa hồng bạch (10g), hạt chanh (10g).
Điều chế:
- Tất cả rửa sạch cho vào bát cùng 1 ít đường.
- Sau đó đem hấp cơm trong khoảng 15 – 20 phút.
- Nghiền nát, để nguội là có thể sử dụng.
- Liều dùng: Cho bé uống thành 3 lần/ ngày.
Bài thuốc 3
Công dụng: Chỉ khát, giảm ho, tốt cho tiêu hóa.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Mật ong (250g), tép bưởi (500g)
Điều chế:
- Đem bưởi ngâm cùng 1 ít rượu để qua 1 đêm.
- Đun nhỏ lửa cho bay hết rượu. Sau đó trộn cùng mật ong.
- Liều dùng: Uống 2 lần/ ngày. Mỗi lần uống 10 – 20g.
Bài thuốc 4
Công dụng: Trừ đờm, tiêu độc, trị ho.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Húng chanh (15 – 16 lá), quất xanh (4 – 5 quả).
Điều chế:
- Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch. Sau đó cho vào máy xay xay nhuyễn.
- Cho tất cả nguyên liệu vào bát, thêm đường phèn và hấp cách thủy khoảng 20 phút.
- Liều dùng: Cho bé uống 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi hết ho.
Chăm sóc khi trẻ bị ho có đờm
Ngoài việc do bé uống thuốc, khi bé bệnh các mẹ cũng cần chăm sóc bé theo cách đặc biệt hơn.
Cụ thể:
- Vệ sinh mũi họng cho bé thật cẩn thận: Bé sẽ rất khó chịu nếu ho có đờm kèm theo cả chảy nước mũi và ngạt mũi. Vì vậy bố mẹ nên vệ sinh mũi cho bé để làm long dịch nhầy trong mũi bé. Trước khi thực hiện vệ sinh mũi, bố mẹ cần vệ sinh tay và vệ sinh các dụng cụ y tế hỗ trợ sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Chỉnh lại tư thế ngủ cho bé được thoải mái nhất: Trẻ sẽ bị ho nhiều hơn nếu như nằm ngủ ở tư thế thẳng tắp, dầu thấp. Bởi ở tư thế đó, các hệ thống thoát nước mũi sau và chất nhầy khi nuốt trong ngày sẽ dồn về phía cổ họng, gây kích thích phía cổ họng. Vì vậy, về đêm, bố mẹ nên để bé nằm nghiêng người hoặc kê cao gối đầu cho bé, giúp tình trạng ho thuyên giảm.
- Đồng thời, tránh cho bé bị nhiễm lạnh bằng cách giữ ấm cho bé, không để hở bụng, hở cổ và bàn chân.
Những lưu ý khi chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi
Cơ thể của trẻ dưới 1 tuổi là vô cùng nhạy cảm. Bởi vậy, khi chữa ho cho trẻ, cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Với trẻ dưới 1 tuổi, các hệ cơ quan có chức năng thải độc như gan, thận có thể chưa hoàn thiện. Vì vậy, nếu dùng thuốc bừa bãi hoặc quá liều có thể gây ngộ độc, thậm chí là đột tử ở trẻ nhỏ.
- Theo các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện Nhi trung ương: “80% gây nên ho có đờm ở trẻ là do virus. Mà virus thì dùng kháng sinh cho trẻ thì không có tác dụng”. Do đó, các mẹ nên sử dụng các bài thuốc dân gian từ một số loại thảo dược an toàn, lành tính như bạc hà, mật ong, chanh, quất,.. để trị ho có đờm cho trẻ.
- Tăng cường lượng bú trong ngày, vỗ lưng thường xuyên cho bé giúp loãng đờm, long đờm, giảm ho.
Bố mẹ cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay nếu trẻ có những triệu chứng như:
- Ho có đờm dai dẳng.
- Ho kèm theo nôn mửa, mặt hay da môi tím tái khi ho.
- Yếu và mệt mỏi, thở mệt, thở cố gắng.
- Sốt cao không cải thiện sau khi đã dùng thuốc hạ sốt.
Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, nếu không chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ để lại những biến chứng và hậu quả không tốt sau này, nhất là khi trẻ bị ho, bị ốm. Bởi vậy, các mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức để có thể chăm sóc tốt nhất cho con.