Bệnh lao phổi là một hiện tượng truyền nhiễm do vi trùng lao gây ra. Khi trùng lao xâm nhập vào một cơ quan trong cơ thể và bắt đầu sinh sôi thông thường lao thường xuất hiện ở phổi là phổ biến nhất. Có đến 85% trường hợp mắc bệnh lao phổi còn lại là các bệnh lao xương, lao màng não, lao ruột…
Bệnh lao phổi là gì?
Vi khuẩn lao có tên gọi là Mycobacterium tuberculosis (BK) thường phát tán ra ngoài do người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi. Vi khuẩn lao có thể đi theo đường máu hoặc bạch huyết để tới các bộ phận khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó. Tuy nhiên căn bệnh lao phổi vẫn thường gặp nhất. Sau đây là số triệu chứng điển hình người bệnh cần chú ý, bao gồm:
- Ho dai dẳng từ 3 tuần trở lên. Ho có thể chỉ là ho khan hoặc kèm theo máu, ho có đờm.
- Đau tức ngực, khó thở
- Cơ thể mệt mỏi, đổ mồ hôi trộm
- Cảm giác ớn lạnh, sốt nhẹ
- Sụt cân, chán ăn, suy nhược
Tùy vào từng cơ địa khác nhau mà các triệu chứng xảy ra thường không giống nhau. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên bạn cần lập tức tới bệnh viện để thăm khám và sớm chẩn đoán bệnh để có các xử lý kịp thời.
Lao phổi có nguy hiểm không?
Theo con số thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh lao phổi nằm trong nhóm 10 bệnh gây nguy cơ tử vong nhiều nhất trên toàn thế giới. Nếu không được sớm phát hiện và điều trị căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng cũng như gây tổn thương vĩnh viễn cho phổi.
Do đó, chúng ta có thể thấy được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Đặc biệt, lao phổi dễ dàng lây nhiễm qua môi trường không khí. Do đó, tính chất nghiêm trọng và cần kiểm soát càng phải cao hơn bình thường. Tuy nhiên, chỉ trong các trường hợp gần gũi với người bệnh một thời gian dài mới có thể bị lây nhiễm khuẩn lao.
Bệnh lao phổi có chữa được không?
Hiện nay rất nhiều người thắc mắc đối với một căn bệnh nguy hiểm như lao phổi thì liệu có thể chữa trị được không. Câu trả lời là cũng giống như hầu hết các căn bệnh đường hô hấp khác, lao phổi có thể chữa trị khỏi đến 90% nếu bệnh nhân sớm phát hiện và có phác đồ điều trị rõ ràng. Người bệnh chỉ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và nhân viên y tế cụ thể như việc dùng thuốc điều trị và các nguyên tắc ăn uống, sinh hoạt.
Các trường hợp bị lao phổi do nhiễm trực khuẩn BK dương tính sẽ được điều trị theo chương trình phòng chống bệnh lao quốc gia. Ngược lại với trường hợp âm tính không nhiễm BK thì sẽ quản lý và điều trị theo tỷ lệ quy định chương trình chống lao.
Cách điều trị bệnh lao phổi
Thông thường điều trị bệnh lao phổi cần dựa trên một phác đồ cụ thể, nghiêm ngặt. Tùy vào mỗi giai đoạn khác nhau thì bác sĩ lại chỉ định các loại thuốc khác nhau, cụ thể chia làm 3 – 6 giai đoạn. Tất cả điều thực hiện dựa trên nguyên tắc tấn công và duy trì giúp đẩy lùi bệnh.
Phác đồ dùng cho người mới mắc lao phổi điều trị dưới 1 tháng hoặc chưa từng chữa trị:
- Giai đoạn tấn công: Dùng các loại thuốc Isoniazid, Rifampicin, Ethambutol, Pyrazinamide.
- Giai đoạn duy trì dùng chủ yếu 2 loại thuốc chính là Ethambutol, Isoniazide.
Đối với những trường hợp lao phổi giai đoạn 2, bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng tăng lên kết hợp cùng các loại thuốc có dược tính mạnh hơn. Do đó, để có được phương pháp điều trị rõ ràng nhất bệnh nhân cần tới bệnh viện uy tín để thăm khám và chẩn đoán sớm tình trạng của mình.
Bệnh lao phổi nên ăn gì?
Bên cạnh việc uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý. Cụ thể là lao phổi nên ăn theo thực đơn như sau:
- Tăng cường vitamin A,E,C: Các vitamin này có tác dụng bảo vệ niêm mạc phổi, củng cố hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Một số loại thực phẩm chứa vitamin A,C,E như thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà, cà chua, cam, cà rốt, xoài, các loại rau xanh đậm….
- Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin K: Khi mắc bệnh khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn, kém hấp thụ dẫn đến các rối loạn đường ruột. Người bệnh sẽ không có nhiều khả năng tổng hợp vitamin K (Vitamin giúp ích trong quá trình đông máu). Do đó, người bệnh mắc thêm chứng máu khó đông. Để khắc phục điều này, người bệnh nên ăn thêm các loại gan động vật, rau lá xanh đậm…
- Ăn thức ăn giàu kẽm: Các loại thuốc chữa lao phổi khiến cho người bệnh bị thiếu hụt kẽm. Chính vì vậy cần thêm vào thực đơn các món ăn chứa chất này như là đậu tượng, trứng gà, đậu hà lan, hến, sò, củ cải…
Ngoài ra, người bệnh lao phổi cũng cần chú ý kiêng khem một số thực phẩm sau đây để quá trình điều trị diễn ra đạt kết quả tốt nhất. Cụ thể là các thức ăn cay nóng, rượu bia, cafe, các loại rau chứa axit oxalic…
Như vậy, chúng ta vừa cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh lao phổi. Hy vọng bạn và người thân có thêm kiến thức đối phó với căn bệnh nguy hiểm này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.