Theo như những chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành xương khớp cho biết người bị thoái hóa cột sống hay mắc các bệnh liên quan đến xương khớp nên duy trì việc tập luyện để thể trạng nhanh chóng được phục hồi. Những bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống đã mang đến nhiều tín hiệu tốt cho người bệnh. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay nhé!
Thoái hóa cột sống có tập yoga được không?
Nhiều bệnh nhân lo ngại việc khi mình đang bị thoái hóa cột sống rồi thì cần hạn chế vận động để tránh việc bệnh tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên đây lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Vì trên thực tế, việc tập các bài Yoga đúng sẽ giúp cho người bệnh không gặp hiện tượng đau khớp cũng như hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh thoái hóa.
Nhưng bệnh nhân cũng cần chú ý khi tập, nếu như tập không đúng cách có thể khiến họ gặp chấn thương hoặc làm cho bệnh không những không thuyên giảm mà còn bị nặng nề hơn. Chính vì thế khi chọn Yoga thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trước khi tập Yoga hay tập một môn thể thao nào khác thì bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Căn cứ vào thể trạng, mức độ bệnh, mức độ hồi phục,… thì các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định phù hợp là có nên tập hay không, tư vấn các bài tập hiệu quả nhất. Tránh việc tự ý tập luyện có thể khiến bệnh nặng nề hơn.
- Nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng để cho cơ thể tập làm quen dần, khởi động tối thiểu 10 phút để cho cơ thể nóng lên, dây chằng, cơ khớp được giãn ra, máu lưu thông đều. Đặc biệt bệnh nhân thoái hóa ở cột sống nên tránh các tư thế cúi lưng, xoay người hoặc bài tập với tay vượt mức cho phép.
- Yoga an toàn hiệu quả là cần kết hợp đầy đủ cả 3 yếu tố là luyện nhịp thở, tập các tư thế cũng như tập đúng, vừa sức, không gắng quá. Nhất là những ai chưa tập bao giờ thì nên có huấn luyện viên hay người hướng dẫn.
Bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống
Có nhiều bài tập Yoga để chữa bệnh thoái hóa cột sống khác nhau mà bệnh nhân có thể lựa chọn. Dưới đây chính là một số bài tập phổ biến, được nhiều bệnh nhân áp dụng và nhận được phản hồi tích cực, bao gồm:
Tư thế tập rắn hổ mang
Theo các nghiên cứu về Yoga và bệnh thoái hóa cho thấy việc tập luyện với tư thế rắn hổ mang sẽ mang đến cho người bệnh nhiều hiệu quả bất ngờ. Đầu tiên chính là giúp cho cơ lưng, cơ bụng nâng lên rất tốt. Tiếp theo là hạn chế được biến chứng liệt nửa thân người do bệnh gây ra.
Cách thực hiện tư thế này cũng khá đơn giản. Người bệnh nằm úp xuống, trán đặt chạm sàn nhà, cánh tay 2 bên đặt song song cùng thân người. Chân duỗi thẳng, lòng bàn tay ngửa ra. Để nguyên tư thế này rồi gập cạnh tay vào sao cho bàn tay sẽ úp lên mặt sàn, sát ngực. Lưu ý thở nhịp nhàng bằng mũi trong suốt thời gian tập, để tư thế trong khoảng 10s rồi lại trở về tư thế chuẩn bị.
Tư thế tập em bé
Bài tập dạng tư thế em bé này có tác dụng giải phóng tối đa việc chèn ép lên khối cơ hay rễ thần kinh vùng thắt lưng, cột sống. Đồng thời nó còn giúp cho việc máu lưu thông dễ dàng, cột sống được thư giãn, hệ xương khớp ổn định, tâm trạng tốt, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Khi tập luyện thường xuyên thì các cơn đau nhức của người bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả. Động tác thực hiện gồm:
- Tư thế chuẩn bị kiểu quỳ gối xuống sàn nhà, mông đặt lên 2 gót chân. Lúc nào thấy đã thoải mái nhất thì bạn mở rộng vùng đầu gối và hông sang 2 bên rồi hít vào thở ra đều đặn.
- Người cúi gập về trước, giữa 2 đùi rồi thở ra chậm rãi
- Hông mở rộng từ từ để 2 đùi được thư giãn
- 2 cán tay duỗi thẳng về phía sau theo dọc phần cột sống thắt lưng, lòng bàn tay phải hướng lên trên.
- Thả lỏng vai để thấy sức nặng đến từ vùng vai, bụng lên 2 bắp đùi. Tư thế tập nên duy trì khoảng 1 phút hay kéo dài hơn nữa tùy vào sức lực và khả năng của bạn.
- Cuối cùng để cơ thể được thư giãn, hơi thở đồng đều rồi người nâng lên về tư thế như ban đầu.
- Hãy duy trì thực hiện bài tập này mỗi ngày để gia tăng thêm hiệu quả chữa bệnh
Tư thế tập con châu chấu
Tư thế này có công dụng là để cơ bắp được gia tăng thêm tính đàn hồi, cột sống lưng được cải thiện, hạn chế tối đa hiện tượng cột sống bị cong vẹo. Để bắt đầu bài tập thì người bệnh phải nằm sấp trên sàn, tay để song song theo thân, cơ thể thả lỏng.
Sau đó bạn cần hít sâu, nâng chân cao lên, vai và ngực mở rộng, tay kéo căng ra sau. Lưu ý trong quá trình tập động tác thì lòng bàn tay của bạn phải mỏ ra, mắt nhìn ra phía trước, cần tập trung cao độ đến 1 điểm. Giữ khoảng 20s rồi quay về tư thế ban đầu, thả lỏng và lặp lại 5 – 10 lần cho hiệu quả phát huy tối đa nhất.
Tư thế tập hình quả núi
Tư thế này chỉ thích hợp cho các trường hợp bị thoái hóa mức độ nhẹ hoặc là trường hợp muốn luyện tập để tăng cường sức khỏe. Để thực hiện thì bạn cần đứng song song 2 chân với nhau, tay để dọc theo thân. Tiếp đó bạn nâng cao đầu gối lên, siết chặt cơ đùi lại, mắt nhìn theo hướng lên trên đồng thời hít vào thật sâu. Rồi bạn cho cánh tay đưa lên cao, gót chân nâng lên. Giữ im tư thế này 5-10s, sau đó thả lỏng. Người bệnh nên thực hiện lại động tác này tầm 10 lần đến khi nào cảm nhận cơ thể được thư giãn nhất thì dừng lại.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về các bài tập Yoga chữa thoái hóa cột sống mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng kiến thức trên đã đáp ứng được đầy đủ những gì bạn đang tìm kiếm để từ đó có thể chọn được cho mình một bài tập Yoga phù hợp nhất với sức khỏe hiện tại của mình. Chúc bạn mau chóng bình phục trở về cuộc sống bình thường.
Có thể bạn quan tâm:
- 4 loại thuốc trị thoái hóa cột sống hiệu quả hiện nay
- Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt với 3 cách dễ thực hiện