Giãn tĩnh mạch thừng tinh là căn bệnh khá phổ biến ở nam giới. Đây là chứng bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của người đàn ông. Vì vậy, bệnh nhân cần phải nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của căn bệnh này.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng giãn nở các tĩnh mạch phía trong bìu. Bệnh làm suy giảm chức năng sinh tinh của tinh hoàn, nặng có thể dẫn tới vô sinh. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh diễn ra tương đối phổ biến. Tỉ lệ mắc bệnh sau dậy thì ở nam giới là 15%. Trong số đó có đến 40% dẫn tới vô sinh.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh
Tại tĩnh mạch hoạt động theo kiểu van 1 chiều, giúp đẩy lượng máu theo 1 hướng tới tĩnh mạch lớn hơn. Và khi các van đó ngưng hoạt động gây ra tình trạng tắc nghẽn, dồn ứ máu lại. Điều này gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tạo thành các đoạn tĩnh mạch nổi cộm ngoằn ngoèo.
Hiện nay, nguyên nhân sâu xa của bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn này vẫn chưa được xác định. Nên bệnh này vẫn được coi là tự phát chứ không do yếu tố nào tác động.
Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh
Những dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh gần như không có hoặc không rõ ràng. Nhất là trong giai đoạn đầu rất khó có thể phát hiện bệnh. Đa số trường hợp người bệnh đi khám bệnh vô sinh, hiếm muộn. Và lúc này họ mới biết rằng nguyên nhân khiến mình không thể có con là do giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Cơ chế gây vô sinh của căn bệnh này là do sự tăng nhiệt độ đột ngột ở bìu so với thông thường. Khiến cho quá trình sinh tinh bị ảnh hưởng, làm giảm mật độ và chất lượng của tinh binh.
Cụ thể là làm giảm thiểu số lượng, thay đổi hình dạng và suy giảm năng lực di chuyển của tinh trùng. Ở giai đoạn sau của bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như đau túi tinh, dần dần các đường tĩnh mạch bị giãn nở ở da bìu xuất hiện. Trông như những con giun lổm nhổm phía dưới tinh hoàn. Tinh hoàn sẽ thường xuyên bị phù nề, sưng phồng. 1 số dấu hiệu đau ở giai đoạn này của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh như sau:
- Cơn đau biến chuyển liên tục khiến bệnh nhân từ cảm giác nhức nhối, khó chịu đến những cơn đau mạnh hơn.
- Cơn đau dữ dội hơn khi đứng hoặc khi cố gắng dùng sức.
- Cơn đau quyết liệt nhất vào buổi chiều tối.
- Cơn đau giảm dần khi nằm ngửa nghỉ ngơi.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra trong quá trình dậy thì của các nam thiếu niên. Tỉ lệ mắc bệnh ở bên trái tới hơn 80%.
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh được phân làm 3 cấp độ.
- Đối với cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất, chỉ ở giai đoạn khởi phát. Các bác sĩ sẽ chỉ định uống 1 số loại thuốc kháng sinh để trị bệnh.
- Ở cấp độ 2 bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ khó điều trị hơn rất nhiều. Các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ được uống các loại thuốc đặc trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
- Cấp độ 3 là cấp độ bệnh đã rất nghiêm trọng. Lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định mổ cột tĩnh mạch thừng tinh. Mổ nội soi là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả khá tốt.
Điều trị giãn tĩnh mạch túi tinh bằng đông y
Với những bệnh nhân mới ở giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ chưa chỉ định phẫu thuật. Ban hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc đông y để điều trị 1 cách nhẹ nhàng hơn.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- Sài hồ, chỉ xác, xuyên khung mỗi vị 10gr
- Cam thảo 5gr
- Quất hạch, xuyên luyện tử mỗi vị 15gr
- Bạch thược, đan sâm mỗi vị 15gr
- Thủy điệt 3gr
Cách thực hiện
- Đổ toàn bộ dược liệu vào ấm sắc với 700ml nước
- Cô cạn đến khi còn khoảng 200ml nước thuốc thì có thể sử dụng
- Chia thuốc thành 2 phần, uống sáng tối sau ăn 30 phút
- Sau khoảng 15 ngày sẽ thấy bệnh tình cải thiện.
- Sau đó sử dụng thuốc thêm 10 ngày để bệnh tiến triển tốt hơn.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu
- Thương truật, phục linh, hương phụ, hải tảo mỗi vị 15gr
- Cam thảo 5gr
- Chỉ thực, trần bì, đởm nam tinh, địa miết trùng mỗi vị 10gr
- Bán hạ 12gr
- 1 con ngô công
Cách thực hiện
- Sắc nguyên liệu với 600 ml nước
- Sau khi cô cạn còn khoảng 200ml thuốc thì lấy ra dùng
- Sử dụng khoảng 20 ngày để thuốc phát huy tác dụng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau xanh, củ, quả, các loại hạt…
- Bổ sung vitamin C từ các loại thực phẩm: súp lơ, cải xanh, chanh, bưởi…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin E: quả oliu, dưa chuột, cà chua…
Người bệnh giãn tĩnh mạch cần kiêng 1 số loại thực phẩm như: măng, thịt gà, hải sản, đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu, bia, chất kích thích…