Phế quản là một bộ phận thuộc hệ hô hấp có vai trò quan trọng giúp lọc và dẫn khí xuống phổi. Bài viết dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp phế quản là gì và nằm ở đâu để mọi người có thể dễ dàng xác định.
Phế quản là gì? Nằm ở đâu?
Phế quản có hình dạng là một ống dẫn khí, có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Phế quản được chia thành hai phần là phế quản chính phải và phế quản chính trái. Bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi và nằm ở ngang mức đốt sống ngực 4 và 5, sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản. Đây là cơ sở cho sự phân chia thùy phổi.
Hai phế quản tạo với nhau một góc 70 độ. Trong đó, phế quản chính phải thường to, ngắn và dốc hơn so với phế quản chính trái. Điều này giải thích hiện tượng dị vật thường lọt vào phổi phải.
Cấu tạo của phế quản
Phế quản có cấu tạo theo cấu trúc và mô học như sau:
Về cấu trúc
Phế quản sau khi được chia ra thành hai phần là phế quản chính phải và phế quản chính trái, khi đi vào hai bên phổi tiếp tục được phân chia thành các phế quản phân thùy nhỏ. Theo đó,
- Phế quản chính phải: Bao gồm 10 phế quản phân thùy, được chia thành ba nhánh lớn là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới để tương ứng với phổi phải có 3 thùy là: Thùy trên – Thùy giữa – Thùy dưới.
- Phế quản chính trái: Bao gồm 10 phế quản phân thùy và được chia làm hai nhánh lớn là phế quản phân thùy trên và phế quản phân thùy dưới để tương ứng với phổi trái có 2 thùy là: Thùy trên và thùy dưới.
Như vậy, các nhánh phế quản sau khi đi vào trong phổi đã tiếp tục được phân chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn nữa với tận cùng (nhỏ nhất) là các phế nang. Khi nhìn tổng thể trên giải phẫu, có thể thấy phế quản ở người có hình dạng giống như một cành cây nên còn được gọi với tên gọi khác là cây phế quản.
Về mô học
Từ trong ra ngoài phế quản gồm 4 lớp là:
- Niêm mạc
- Lớp đệm
- Lớp cơ trơn (Cơ Reissesen)
- Lớp sụn và tuyến
Chức năng của phế quản
Phế quản có 2 chức năng chính là:
- Lọc không khí trước khi đưa đến các phế nang, giữ lại những chất có hại đối với cơ thể và đẩy nó ra ngoài.
- Dẫn khí: Với cấu trúc là một hệ thống ống với lớp cơ trơn và sụn, làm cho không khí di chuyển dễ dàng từ hệ hô hấp trên đến các phế nang.
Ngoài ra, phế quản còn đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình lọc máu của cơ thể, giúp loại bỏ những độc tố có trong máu.
Những bệnh lý về phế quản dễ mắc phải
- Bệnh hen phế quản
- Viêm phế quản
- Bệnh ung thư phế quản phổi nguyên phát
Xem thêm:
- Viêm phế quản cấp là gì? Có tự khỏi được không? Cách điều trị
- Viêm phế quản mãn tính là gì? Chữa bằng thuốc Tây y, thảo dược, Đông y hiệu quả
Trên đây là những kiến thức tổng quan về phế quản và vai trò của bộ phận này trong hệ thống hô hấp. Để giữ cho phế quản luôn khỏe mạnh, hãy thực hiện lối sống khoa học và lành mạnh như: Giữ cho môi trường sống luôn thoáng và sạch sẽ; Tránh xa các tác nhân gây bệnh như khói bụi, thuốc lá, các chất kích thích, giữ ấm cho cổ và ngực trong mùa lạnh… Đồng thời, thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.