Ung thư cột sống là gì? 6 dấu hiệu dễ nhận biết

Ung thư cột sống là một trong những chấn thương nguy hiểm, đáng báo động nhất hiện nay. Vậy nguyên nhân, triệu chứng nhận biết cùng cách chữa trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Ung thư cột sống là gì?

Hàng ngày có nhiều người phải vận động nặng nhọc, làm việc quá sức thì thường gia tăng nguy cơ khiến cột sống mang bệnh tật. Khởi đầu chỉ là những chấn thương nhẹ nhàng, lâu dần về sau không phát hiện ra thì sẽ hình thành nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư cột sống. Bệnh thường gặp phổ biến ở người lớn tuổi, những đối tượng thường xuyên phải làm việc nặng nhọc,…

Ung thư cột sống

Nguyên nhân hình thành ung thư cột sống

Ung thư cột sống có thể được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường thì hình thành bởi việc di căn ung thư từ các bộ phận khác ở trong cơ thể như ung thư thận, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến thì việc chữa khỏi sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên ta vẫn có thể giảm bớt triệu chứng cũng như kìm hãm bệnh phát triển bằng một số phương pháp y khoa.

Thông thường các khối u xuất hiện tại cột sống hay được hình thành bởi những ống cột sống hay đột sống người bệnh. Từ đó gây nên một số biểu hiện là thắt lưng bị đau cũng như ảnh hưởng cả đến hệ thần kinh nữa.

Triệu chứng của ung thư cột sống

Đa số các trường hợp bệnh nhân bị mắc ung thư cột sống thường do hiện tượng di căn từ những bộ phận khác của cơ thể. Triệu chứng giai đoạn lâm sàng chính là các cơn đau nhức khó chịu tại cột sống, nơi xuất hiện tế bào ung thư. Cơn đau sẽ xảy ra với tần suất nhiều hơn vào ban đêm. Dưới đây chính là các triệu chứng phổ biến, dễ nhận biết được mà mỗi người trong chúng ta cần đặc biệt lưu ý:

Tứ chi hoặc hai tay tê bì

Dấu hiệu này thường xảy ra với đối tượng là người trung niên độ tuổi trên 50 hoặc là những người đã bị tai nạn có ảnh hưởng nhiều đến cột sống. Thêm vào đó cũng có khả năng người bệnh bị ảnh hưởng đến vùng tủy thần kinh trung ương ở ngực, cổ hoặc rễ thần kinh đang bị chèn ép nghiêm trọng. Do vậy ngay khi có những dấu hiệu này thì bệnh nhân nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Giảm sự linh hoạt của 2 bàn tay

Khi bị ung thư cột sống thì người bệnh rất khó khăn trong thực hiện những thao tác thường ngày như nắm chặt tay, gắp thức ăn, viết chữ, đóng cúc áo,.. Từ đó cho thấy bệnh đã trở nặng, tủy cổ tổn thương trong thời gian dài. Đặc biệt xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên, cao tuổi, người thừa cân béo phì hoặc người cổ ngắn bẩm sinh.

Triệu chứng của ung thư cột sống

Sợ ngã, đi không vững

Trường hợp bệnh nhân đi bộ ở những cung đường không được bằng phẳng, nhiều dốc, sỏi đá hay xuống cầu thang,… thì thường cảm thấy chân không vững và lo sợ mình sẽ bị té ngã. Đây là triệu chứng điển hình của việc tủy sống ở cổ bị chèn ép, cột sống ngực bị áp lực nhiều. Do vậy để chẩn đoán được bệnh thì bệnh nhân cần chụp cộng hưởng từ.

Vùng chân, tay, mông bị teo cơ

Triệu chứng này xuất hiện khá muộn khi bệnh ung thư hình thành. Chúng có thể được bắt nguồn từ sọ não, cột sống hay phần rối ở rễ thần kinh ngoại vi. Sẽ không dễ nhận biết ngay từ giai đoạn đầu nên mỗi chúng ta cần thực hiện thói quen thăm khám định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất.

Quay cổ đau sau gáy, đau nhẹ ở vùng chẩm

Là một dấu hiệu có tính nguy hiểm tại vùng cao của cột sống cổ. Khi không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì nguy cơ cột sống bị biến dạng hay liệt là rất cao. Theo đó chúng sẽ gây nên nhiều hậu quả nặng nề, buộc bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật yêu cầu tính chuyên môn tương đối cao.

Cột sống đau âm ỉ, đau nhiều về đêm và gần sáng

Với những dấu hiệu kể trên thì rất có thể là ung thư đã đang di căn đến cột sống rồi. Tại thời điểm này tiên lượng bệnh nhân khá kém, việc chữa trị cũng khó khăn hơn vì phải căn cứ nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương hay sức khỏe bệnh nhân,…

Điều trị ung thư cột sống

Để chữa trị được căn bệnh ung thư cột sống thì bác sĩ sẽ chẩn đoán, căn cứ vào yếu tố sức khỏe của bệnh nhân, kích thích cùng vị trí khối u,.. để tư vấn phương pháp chữa hiệu quả và phù hợp nhất. Theo đó các bước chữa sẽ tiến hành cụ thể như sau: Ban đầu khi bác sĩ kết luận chính xác mình đang mắc ung thư cột sống thì ngay lập tức người bệnh phải nhập viện, điều trị tại chuyên khoa ung bướu. Trường hợp người bệnh phát hiện cột sống bị xẹp thì bác sĩ thường tiến hành phẫu thuật ngay để cố định cột sống lại.

Điều trị ung thư cột sống

Hiện nay có 02 phương pháp phẫu thuật chính là nội soi và phẫu thuật truyền thống. Đặc điểm của từng phương pháp là:

  • Mổ truyền thống: Gây ra nhiều đâu đơn cho bệnh nhân, thời gian phẫu thuật và thời gian hồi phục khá lâu. Việc này vô tình đã gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Mổ nội soi: Phương pháp này được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Nguyên nhân là do có thời gian thực hiện nhanh. Giai đoạn gây mê, đóng vết mổ đã được tối giản rất nhiều, giúp thời gian phẫu thuật nhanh chóng hơn, ít gây nhiều đau đớn. Đặc biệt là đạt hiệu quả thẩm mỹ khá cao.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về căn bệnh ung thư cột sống mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất, để từ đó biết cách nhận biết sớm cũng như lựa chọn được một phương pháp chữa trị phù hợp. Xin chân thành cảm ơn!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *