Đau nhức vùng xương cụt hoặc các vùng quanh cột sống đang được xem là tình trạng đáng báo động ở nhiều đối tượng. Vậy liệu bạn có biết rằng đau xương cụt là biểu hiện cụ thể của bệnh gì và đau xương cụt có nguy hiểm hay không? Để giải đáp cho các thắc mắc trên, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Xương cụt nằm ở đâu?
Xương cụt là phần xương cấu tạo từ quá trình hợp nhất của 3 đến 5 đốt sống ở cuối cột sống và thường có hình giống như một tam giác thường. Thông thường, việc hợp nhất sẽ bắt đầu khi bạn bước vào độ tuổi từ 20 và kết thúc khi người bệnh 30 tuổi.
Phần xương cụt sẽ được nằm tại phần vị trí dưới cùng ở cột sống, có thể tách biệt hoặc hợp nhất cùng các đốt xương sống khác. Chúng dường như được liên kết với nhau chỉ bằng một khớp bán động, điều này chứng tỏ xương cụt là nơi có chức năng không linh hoạt. Hiện nay, theo các nhà khoa học thì chỉ có xương cụt là không hoạt động dựa theo sự chi phối của người bệnh.
Đau xương cụt là bệnh gì?
Đau xương cụt là tình trạng bệnh lý được xác định bắt nguồn từ các cơn đau âm ỉ, thường kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ tại bên trong cấu trúc xương hoặc các vị trí xung quanh xương cụt.
Tùy vào mức độ của từng đối tượng mà đau có thể giảm nhẹ hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, các cơn đau nhức kèm theo hiện tượng nhói buốt sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và nặng hơn nếu bạn đang thực hiện một số hoạt động như đứng, ngồi, đại tiện, va đập hoặc quan hệ tình dục,…
Không chỉ vậy, dấu hiệu đau phần xương cụt còn tiến triển nặng bắt nguồn từ các cơn va đập, té ngã, ngồi lâu tại các bề mặt cứng, không thoải mái hoặc do phụ nữ sinh con bằng phương pháp đẻ thường qua âm đạo.
Ngoài hiện tượng đau nhói như điện giật thì bệnh đau xương cụt còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như mất ngủ, khó ngủ, yếu cơ và hai chi dưới, tê bì mất cảm giác, ngứa râm ran, nôn, buồn nôn và gặp khó khăn trong thực hiện các động tác cúi, ngồi xuống, đứng lên,… Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sẽ bị xuất hiện vấn đề về bàng quang và ruột, cùng với đó là các cơn đau lan tới bụng, trực tràng.
Đau xương cụt có nguy hiểm không?
Đa số các đối tượng mắc phải chứng đau xương cụt thường không ở mức nghiêm trọng và đều có khả năng tự điều trị tại nhà bằng việc uống thuốc và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một phần nhỏ còn lại thường bị đau nhức vùng xương cụt là do chấn thương mạnh gây trật khớp, gãy xương hoặc một số bệnh lý xương khớp khác gồm u đốt sống, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng, nhiễm trùng, gai xương, thoát vị đĩa đệm,…
Bởi thế nên bệnh nhân đang có dấu hiệu đau nhức xương cụt kéo dài trên 5 ngày hoặc có phản ứng dữ dội gây ảnh hưởng tới khả năng di chuyển, đi lại cũng như ảnh hưởng về mặt tâm lý. Hãy gọi cho bác sĩ và đặt lịch khám để được chẩn đoán chi tiết hơn, đặc biệt là đau xương cụt có kèm theo các biểu hiện như:
- Nôn ói và buồn nôn.
- Có hiện tượng xuất huyết dưới da.
- Tê liệt hay mất hoàn toàn cảm nhận đối với hai chi dưới.
- Người bệnh không thể đứng dậy hoặc ngồi ngay lập tức.
- Gặp khó khăn lớn trong hoạt động sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Biện pháp phòng ngừa chứng đau xương cụt
Nhằm hạn chế các tác hại mà chứng đau vùng xương cụt gây ra, người bệnh nên tuân thủ theo một số lời khuyên của chuyên gia dưới đây:
- Tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc lá hoặc rượu bia vì chúng là yếu tố làm tăng khả năng bị thoái hoá xương khớp, dẫn tới tình trạng đau xương cụt.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng, vừa phải, tránh để bị béo phì, tăng cân mất kiểm soát khiến cột sống, trong đó có xương cụt phải chịu áp lực nhiều hơn.
- Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tốt cho xương khớp. Đặc biệt, bạn nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, cá, trứng, thịt, cùng các loại hoa quả giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và bổ sung thêm canxi cho xương.
- Ăn các nhóm thực phẩm giàu chất xơ và kết hợp cùng với chế độ vận động đều đặn, uống đủ tối thiểu 2 lít nước/ngày để ngăn chặn nguy cơ táo bón, bệnh trĩ, là nguyên nhân gây nên chứng đau xương cụt.
- Hạn chế việc ngồi, đứng quá lâu, hay phải ngồi tại những vị trí có địa hình không thoải mái. Đặc biệt, đối với những nghề bắt buộc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân may,… đều là các đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng đau nhức tại xương cụt.
- Luôn giữ đúng tư thế khi làm việc, di chuyển hay vận động.
- Hạn chế các tai nạn, chấn thương trong lao động hoặc sinh hoạt nhằm giảm nguy cơ gây tổn thương vùng xương cụt.
- Xây dựng một chế độ rèn luyện cơ thể bằng việc thường xuyên tham gia các bộ môn thể thao tốt cho xương khớp như đi bộ, yoga, bơi lội,…
- Cần tránh để cơ thể phải căng thẳng, lo âu, stress trong một thời gian dài bởi điều này cũng có thể đem lại ảnh hưởng cho quá trình tiêu hoá và hấp thụ dưỡng chất, làm cho các cơn đau phần xương cụt càng gia tăng.
- Sắp xếp cho cơ thể được nghỉ ngơi thường xuyên, giảm bớt các hoạt động cần dùng nhiều sức lực hay việc mang vác đồ vật nặng.
- Điều đặc biệt cần chú ý, người bệnh nên chủ động tới cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị riêng cho từng đối tượng khác nhau.
Như vậy, có thể khẳng định rằng đau xương cụt là chứng bệnh bắt nguồn từ các vấn đề, sai sót trong quá trình sinh hoạt, làm việc như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ngồi, đứng, mang vác sai tư thế,… Song không chỉ vậy, chúng còn có thể chính là biểu hiện báo hiệu cho một bệnh lý khác như gãy xương, ung thư, u, áp xe,… Vì vậy, khi cơ thể mới bắt đầu xuất hiện các dầu hiệu đau xương cụt bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ để ngăn ngừa bệnh đúng cách. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!