Suy thận mạn thường được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối, thận bị tổn thương nặng nề và không thể hồi phục. Do vậy, để hạn chế tổn thương đối với thận, chúng ta cần hiểu rõ hơn về căn bệnh này để biết cách chăm sóc bản thân và gia đình.
Suy thận mạn là gì?
Suy thận mạn là tổn thương thận kéo dài, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Nếu tổn thương nghiêm trọng, thận của bạn có thể ngừng hoạt động, gây suy thận, cần lọc máu hoặc ghép thận để mới có thể tiếp tục sống.
Suy thận mạn gồm 5 giai đoạn được phân chia dựa vào chức năng lọc của thận:
- Giai đoạn 1: Tổn thương thận nhẹ và thường không có triệu chứng, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về cách ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu đi. Dấu hiệu tổn thương thận có thể là có protein trong nước tiểu hoặc tổn thương thực thể với thận.
- Giai đoạn 2: Tổn thương thận nhẹ.
- Giai đoạn 3: Tổn thương thận vừa phải và thận không còn hoạt động tốt như bình thường. Giai đoạn này có thể có hoặc không biểu hiện triệu chứng và có khả năng biến chứng như huyết áp cao, thiếu máu, bệnh về xương do chất thải tích tụ trong cơ thể.
- Giai đoạn 4: Thận tổn thương vừa phải hoặc nghiêm trọng. Hầu như thận của bệnh nhân ở giai đoạn này không còn hoạt động bình thường. Đây là giai đoạn cuối của bệnh thận trước khi bị suy thận. Giai đoạn này biểu hiện nhiều triệu chứng hơn và cần sự tư vấn của bác sĩ để chuẩn bị lọc máu hoặc ghép thận.
- Giai đoạn 5: Thận tổn thương nghiêm trọng và ngừng hoạt động. Các độc tố tích tụ trong máu khiến bệnh của bạn càng nặng hơn.
Nguyên nhân suy thận mạn
Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Tăng huyết áp
- Bệnh tim mạch
- Viêm cầu thận, viêm các đơn vị lọc của thận, bệnh thận đa nang
- Tắc nghẽn đường tiết niệu do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, viêm bể thận và một số bệnh ung thư
- Trào ngược Vesicoureteral khiến nước tiểu chảy ngược vào thận
- Tuổi cao: người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc suy thận mạn cao hơn
- Tiền sử gia đình mắc bệnh
- Hút thuốc, béo phì
Triệu chứng suy thận mạn
Bệnh thận mãn tính diễn biến từ từ và thường biểu hiện khi thận của bạn đã bị tổn thương nặng.
Ở những giai đoạn đầu, có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Sưng ở tay và chân
- Đau lưng
- Đi tiểu nhiều hay ít hơn bình thường
Ở giai đoạn cuối của suy thận mạn, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng do chất thải và chất lỏng tích tụ thêm trong cơ thể. Các triệu chứng này thường không đặc hiệu. Một hoặc một số triệu chứng thường gặp là:
- Ngứa dai dẳng
- Chuột rút, co cơ bắp
- Ăn mất ngon, buồn nôn và nôn
- Sưng ở bàn chân và mắt cá chân
- Quá nhiều nước tiểu hoặc tiểu ít
- Khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi, tinh thần suy giảm
- Khó ngủ
- Huyết áp cao và khó kiểm soát
- Thiếu máu: hoa mắt chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt, tóc, móng khô, dễ gãy, rụng nhiều
- Hội chứng ure máu
- Bệnh nhân kích thích, vật vã, có thể hôn mê hoặc co giật
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay để được chẩn đoán và phương hướng điều trị tích cực.
Điều trị suy thận mạn
Tổn thương thận thường là vĩnh viễn, không thể khắc phục. Mặc dù tổn thương thận không thể khắc phục nhưng bạn có thể thực hiện các bước để giữ cho thận khỏe mạnh càng lâu càng tốt.
Điều trị bảo tồn:
- Ăn nhạt khi có phù và tăng huyết áp
- Hạn chế ăn thức ăn chứa protid như các loại ngũ cốc, hạt, đậu, nấm, thịt, cá, trứng, sữa…
- Kiêng ăn chua
- Không ăn món ăn giàu kali như hồng xiêm, đu đủ, chuối tiêu, củ cải, xu hào…
- Hạ huyết áp
- Sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ
Nếu bệnh thận của bạn được phát hiện sớm, bạn có thể ngăn ngừa suy thận. Nếu thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, bạn có thể cần lọc máu hoặc ghép thận để sống sót.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Duy trì chỉ số huyết áp do bác sĩ đặt ra
- Uống đủ nước
- Duy trì cân nặng ổn định và khỏe mạnh
- Kiểm soát lượng đường trong máu
- Bỏ thuốc lá, rượu bia
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Khuyến khích bệnh nhân ăn chế độ ăn nhiều calo, thực phẩm chứa nhiều vitamin, nhất và vitamin nhóm B
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, protit, natri, kali, giảm ăn mặn
Luyện tập thể dục
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Tránh lao lực quá sức
- Nếu bạn bị béo phì, hãy lên kế hoạch giảm cân cho bản thân
Thảo dược tốt cho thận
Bổ sung thảo dược giúp hồi phục chức năng thận. Một số loại thảo dược bồi bổ thận, phục hồi và cải thiện chức năng thận bạn nên biết là dành dành, đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đỏ.
Theo dõi các chỉ số đánh giá chức năng thận để theo dõi tiến triển của bệnh.
Suy thận mạn là căn bệnh khó chữa, để lại nhiều hậu quả nặng nề. Bởi thế, đừng để đến lúc mắc bệnh mới bắt đầu quan tâm tới sức khỏe của mình. Hãy luôn có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa căn bệnh này ngay từ bây giờ bạn nhé!
Có thể bạn muốn biết: Suy thận cấp tính dấu hiệu và cách điều trị