Thuốc trưởng thành phổi là gì? Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi?

Thuốc trưởng thành phổi là phương pháp được sử dụng để giảm thiểu các biến chứng suy hô hấp cho trẻ sinh non. Rất nhiều trường hợp được bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Cùng tham khảo những thông tin cần thiết về thuốc này trong bài viết dưới đây.

Thuốc trưởng thành phổi là gì?

Thuốc trưởng thành phổi hay còn gọi là thuốc trợ phổi được sử dụng để dự phòng biến chứng suy hô hấp cho trẻ sinh non thiếu tháng và suy dinh dưỡng. Đặc biệt, loại thuốc này được biết là có tác dụng giảm tử vong thai nhi, xuất huyết não thất, nhiễm trùng hệ thống, viêm ruột hoại tử hoặc chậm phát triển ở trẻ. Hiện nay, đa số mẹ bầu không biết về loại thuốc này cho đến khi được bác sĩ hướng dẫn sử dụng.

Phương pháp tiêm trưởng thành phổi hiện nay được thực hiện tại các bệnh viện uy tín từ tuyến tỉnh trở lên. Tuy nhiên, các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại tuyến huyện, thị cũng hoàn toàn có thể chỉ định điều trị bằng cách này.

Thông thường có hai loại thuốc trưởng thành phổi được sử dụng nhiều là: Dexamethasone, betamethasone. Mỗi loại thuốc thì có chỉ định và liều lượng khác nhau. Cụ thể:

  • Betamethasone mẹ tiêm 2 liều với liều lượng là 12mg, mỗi liều cách nhau 24 giờ.
  • Dexamethasone mẹ sẽ tiêm 4 liều mỗi liều là 6mg, thường cách nhau 12 giờ.

Sau khi thuốc được tiêm vào người mẹ bầu thì các mạch máu sẽ dẫn chuyển chúng đi khắm cơ thể mẹ và thai nhi để tác động theo nhiều cách khác nhau. Thuốc làm tăng khả năng sản xuất surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của dịch phế nang đồng thời chống lại sức đàn hồi của phổi. Từ tuần thứ 32 surfactant mới bắt đầu có đủ, chính vì vậy các thai nhi nhỏ hơn có nguy cơ bị xẹp phổi dẫn đến suy hô hấp bẩm sinh.

thuốc trưởng thành phôir

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm lượng chất lỏng trong phổi và tăng thể tích phổi lên. Sau tiêm thai nhi có thể xảy ra hiện tượng giảm vận động. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì sẽ được theo dõi kỹ càng bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Khi nào nên tiêm thuốc trưởng thành phổi?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc trưởng thành phổi được sử dụng cho phụ nữ mang thai từ 24 – 35 tuần và đang có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày. Tất cả các chị em tiêm thuốc trưởng thành phổi đều cần phải nhập viện để được bác sĩ theo dõi.

Để nhận biết dấu hiệu sinh non, các mẹ có thể dựa vào một số biểu hiện sau đây:

  • Chuột rút kèm đau phần thắt lưng dưới thường xuyên.
  • Co thắt tử cung khiến cho mẹ bầu đau đớn và thường lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Vỡ ối tùy vào từng tình trạng có thể nước tuôn ào ra hoặc nhỏ giọt rò rỉ những cũng rất nguy hiểm.
  • Tiết dịch âm đạo màu máu hoặc chất nhầy như mủ chuối.
  • Nặng bụng có cảm giác như thai nhi đang di chuyển xuống phía dưới khiến bụng đau thắt kèm tiêu chảy và gia tăng áp lực tại vùng chậu.

Nếu sau 34 tuần phổi thai nhi vẫn chưa trưởng thành thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho mẹ bầu tiêm thuốc trưởng thành phổi. Hoặc có trường hợp sinh mổ trước tuần thứ 39 thì mẹ bầu nên sử dụng các loại thuốc này khi thai đạt 34 tuần tuổi.

Các mẹ cần phải chú ý hơn nếu mình có tiền sử sinh non hoặc đã lớn tuổi, gặp các vấn đề ở tử cung. Cần tới bệnh viện thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc lưu ý tiêm thuốc trưởng thành phổi là vô cùng quan trọng cho sự phát triển cho em bé.

Các lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm trưởng thành phổi

Các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây trước khi tiêm thuốc trưởng thành phổi để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho thai nhi.

  • Tình trạng tăng đường huyết nhẹ sẽ xảy ra trong khoảng 12 giờ sau mũi tiêm đầu và kéo dài 5 ngày. Do đó, việc kiểm soát tình trạng tiểu đường thai kỳ nên được thực hiện trước khi tiêm hoặc sau 5 ngày để có được kết quả chính xác nhất. Đặc biệt, trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nặng nên được ở lại viện theo dõi dài hơn.
  • Sau 24 giờ, hiện tượng bạch cầu tăng bất thường khoảng 30% và sẽ có thể trở lại bình thường sau 3 ngày.

Do đó, các mẹ cần nhớ thông báo cho bác sĩ biết rõ tình trạng bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sử tiểu đường của mình khi được chỉ định tiêm. Phương pháp tiêm thuốc trưởng thành phổi được thực hiện với chu kỳ duy nhất gồm hai mũi tiêm cách nhau 24 giờ. Do đó, việc điều trị diễn ra nhanh chóng nhưng các mẹ vẫn cần được giữ lại viện để theo dõi biến chứng về sau.

Khi có bất kỳ dấu hiệu dọa sinh non, các mẹ nên lập tức tới bệnh viện để được thăm khám và đưa ra hướng xử lý kịp thời. Các trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu có thể tiêm trưởng thành phổi hoặc chỉ cần dùng thuốc giảm cơn gò từ cung.

Bên cạnh những trường hợp dọa sinh non, thì các vấn đề khác cũng được chỉ định sử dụng thuốc trưởng thành phổi như suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu mang thai lớn tuổi… hay đa thai. Cần nắm rõ các ưu nhược điểm của từng phương pháp trước khi đưa ra quyết định tiêm thuốc trưởng thành phổi.

Hiện nay, có rất nhiều mẹ bầu khi nghe được tác dụng của thuốc trưởng thành phổi liền tự ý mua về và tiêm tại nhà. Đây là điều hết sức nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Bởi cũng giống các loại thuốc khác, thuốc trợ phổi cũng gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn. Điển hình, mẹ bầu có thể gặp phải các biến chứng ảnh hưởng đến quá trình đóng của ống động mạch thai nhi, nhiễm độc thần kinh, Do đó, các mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, chúng ta vừa cùng tìm hiểu thông tin về loại thuốc trưởng thành phổi dùng cho thai nhi trong quá trình mang thai. Để xác định chính xác trường hợp của mình, các mẹ cần trực tiếp tới bệnh viện để thăm khám sớm nhất. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chuyên mục.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *