Viêm phổi liên quan đến thở máy là một trong những dạng nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và nghiêm trọng nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến việc điều trị tại khoa hồi sức tích cực kéo dài và làm tăng chi phí lưu trú tại bệnh viện cho người bệnh.
Viêm phổi liên quan đến thở máy là gì?
Viêm phổi liên quan đến thở máy (VAP) là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi được xác định sau 48 giờ khi người bệnh được thở máy. Đây được xem là biến chứng nhiễm khuẩn nặng nhất thường gặp ở khoa hồi sức. Tỷ lệ người bị nhiễm khuẩn chiếm đến 10% tổng số ca bệnh điều trị tại khoa hồi sức và chiếm khoản 27% trong các trường hợp được chỉ định thở máy.
Nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy, tỷ lệ tử vong do viêm phổi liên quan đến thở máy chiếm đến 50%, nếu nhiễm khuẩn các vi đa kháng, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 70%.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh
- Người mắc bệnh phổi mãn tính
- Người già trên 70 tuổi
- Người bệnh phải thông khí nhân tạo dài ngày hoặc phải thực hiện lại việc đặt ống nội khí quản
- Người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng kháng sinh trước đó
- Người mới trải qua phẫu thuật, đặc biệt là vừa phẫu thuật lồng ngực
- Có đặt các ống thông trong cơ thể, ví dụ như: Mở khí quản, ống thông tiểu, ống thông dạ dày
- Người đang phải nuôi qua đường tiêu hóa
- Người bệnh nằm lâu ở một tư thế,…
Triệu chứng viêm phổi phải thở máy
- Triệu chứng toàn thân
Người bệnh bị sốt cao đến sốt rất cao, thân nhiệt có thể lên đến 41 độ C. Cơn sốt kéo dài hoặc diễn ra từng cơn, một số trường hợp bị rét run. Môi khô, da xanh tái, lưỡi bẩn. Nếu bị suy hô hấp nặng người bệnh có thể rơi vào trạng thái rối loạn ý thức, tăng/ giảm huyết áp, thiếu oxy máu,…
- Triệu chứng hô hấp
Người bệnh bị co rút cơ hô hấp phụ, tím môi và các đầu ngón tay, ngón chân. Cơ thể nổi vân tím, da lạnh, nghe phổi có tiếng ran. Dịch đờm hút ra từ ống nội khí quản có màu xanh, trắng đục hoặc vàng,….
Chẩn đoán viêm phổi liên quan đến thở máy
Để xác định được có mắc phải viêm phổi liên quan đến thở máy không, bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán sau:
Chẩn đoán xác định
- Xuất hiện các triệu chứng nêu trên sau 48 giờ được thở máy hoặc mở khí quản, canuyn hoặc đặt ống nội khí quản
- Chụp X-quang phổi phát hiện tổn thương mới hoặc đã tiến triển kéo dài trên 48 giờ đồng hồ theo 2 trong 3 các dấu hiệu sau: Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ hoặc thấp hơn 35 độ, bạch cầu cao hơn 10.000/mm3 hoặc thấp hơn 4.000mm3, đờm đục hoặc tính chất dịch đờm thay đổi, Procalcitonin tăng cao hơn.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán viêm phổi liên quan đến thở máy mắc phải trong cộng đồng
- Người bệnh có kết quả dương tính cấy vi sinh vật lần đầu trong vòng 48 giờ đồng hồ tính từ khi nhập viện
- Không có yếu tố nguy cơ bị viêm phổi liên quan đến việc chăm sóc y tế
Viêm phổi liên quan đến thở máy mắc phải do liên quan đến chăm sóc y tế
- Người bệnh nhận kết quả dương tính cấy vi sinh vật lần đầu trong vòng 48 giờ đồng hồ tính từ khi nhập viện
- Người bệnh được chuyển đến từ một cơ sở y tế khác
- Người bệnh đang được lọc máu, điều trị tiêm truyền hoặc có vết thương
- Người bệnh đã nhập viện và điều trị ít nhất 3 ngày trong vòng 90 ngày gần nhất
- Có dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch do điều trị hoặc do bệnh lý nền
Chẩn đoán nguyên nhân
Việc chẩn đoán nguyên nhân bệnh viêm phổi liên quan đến thở máy sẽ được dựa trên yếu tố nguy cơ như: Thăm hỏi người bệnh, làm các xét nghiệm liên quan, xét nghiệm vi sinh,…
Điều trị viêm phổi thở máy
Điều trị viêm phổi liên quan đến thở máy chỉ yếu sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và đúng chỉ định. Bên cạnh đó người bệnh cần có được chế độ chăm sóc cũng như chế độ thở máy phù hợp. Đảm bảo việc cân bằng nước điện giải và kiềm toan.
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh phải đảm bảo năng lượng từ 2.000 – 2.500kcal/ ngày khi kết hợp nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch và nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày. Tuy nhiên, nên ưu tiên nuôi dưỡng qua đường tự nhiên.
Cần quan tâm đến tư thế nằm của người bệnh, lượng thức ăn được dung nạp mỗi lần và lượng dịch bịn tồn dư. Cơ cấu năng lượng cung cấp cho người bệnh phải đảm bảo hợp lý với 15% đạm, 20% lipit và 65% năng lượng glucid
Ngoài ra, việc lựa chọn kháng sinh điều trị bệnh viêm phổi thở máy còn tùy thuộc vào một số yếu tố như:
- Cơ địa của người bệnh, yếu tố nguy cơ, bệnh lý nền kèm theo
- Các loại kháng sinh đã từng sử dụng
- Mức độ phổi bị thâm nhiễm
- Dịch tễ học, mức độ nhạy của các chủng vi khuẩn ở từng khoa điều trị
- Thời điểm khởi phát bệnh viêm phổi liên quan đến thở máy sớm hay muộn
Trung bình, thời gian điều trị bệnh sẽ từ 1 – 3 tuần tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
Các biện pháp dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy gồm có:
Viêm phổi liên quan đến thở máy do hít phải
- Duy trì tư thế nửa nằm nửa ngồi cho bệnh nhân (ngồi góc 45 độ)
- Nếu không có chống chỉ định nên ưu tiên sử dụng thông khí không xâm nhập
- Rút ngắn tối đa thời gian thông khí nhân tạo
- Hút đờm ở trên bóng đèn và duy trì áp lực bóng đèn ở mức tối ưu
- Chỉ sử dụng ống thông hút đờm duy nhất 1 lần và dùng thông thông kín
- Không tự ý rút ống
- Tránh để dạ dày căng giãn quá mức
- Không thay đường ống dây thở nếu không thực sự cần thiết
- Hạn chế di chuyển người bệnh
- Tránh để ứ đọng nước ở đường thở
Viêm phổi liên quan đến thở máy do các vi khuẩn khu trú
- Thường xuyên rửa tay và rửa đúng hướng dẫn
- Tập khuẩn và đảm bảo đủ số lượng nhân viên y tế, nhất là điều dưỡng phải chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và tư thế của bệnh nhân
- Không sử dụng thuốc chống loét dạ dày do stress nếu không cần thiết
- Dự phòng bệnh loét dạ dày bằng sucralfat
- Đặt nội khí quản qua đường miệng
- Không sử dụng thuốc kháng sinh nếu không thực sự cần thiết và nên sử dụng ngắn ngày nhất có thể
>> Tìm hiểu: Bệnh phổi trắng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm phổi liên quan đến thở máy và cách điều trị, dự phòng. Hy vọng đã chia sẻ đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích.