Viêm phế quản ở trẻ em là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm, bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Vì lúc này sức đề kháng của trẻ còn yếu, khi tiếp súc với mầm bệnh hoặc vi khuẩn sẽ dẫn đến viêm phế quản. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ sau này.
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí đến phổi. Khi trẻ bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm, virus gây bệnh có thể xâm nhập phế quản. Đây cũng là nguyên nhân khiến đường hô hấp bị viêm và sưng lên.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em tồn tại ở hai dạng:
- Mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm.
- Cấp tính ở trẻ em thường xảy ra trong thời gian ngắn.
Một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm phế quản:
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là do virus gây ra, đặc biệt là virus hợp bào hô hấp, parainfluenza, sởi, adeno và cúm.
- Vi khuẩn (Cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn) cũng là một tác nhân gây viêm phế quản.
- Trẻ có sức đề kháng yếu, sử dụng thuốc kháng sinh nhiều lần hay sinh non.
- Trẻ nằm ở độ tuổi 18 – 24 tháng thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản hơn.
- Trẻ tắm sai cách như tắm quá lâu, tắm nước lạnh, phòng tắm không kín gió.
- Trẻ thường xuyên nằm điều hòa, máy lạnh.
Những trẻ em có nguy cơ cao bị viêm phế quản
Trẻ nhỏ thuộc nhóm sau thường dễ bị viêm phế quản hơn trẻ khác:
Bị béo phì
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ số khối cơ thể cao có liên quan tới viêm phế quản. Vì vậy, bệnh viêm phế quản sẽ xuất hiện nhiều ở thanh thiếu niên thừa cân, béo phì. Nguyên nhân là do sự giảm hoạt động của hệ hô hấp và hạn chế luồng khí dư thừa trong cơ thể.
Dị ứng
Trẻ có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bặm, lông súc vật sẽ dễ bị viêm phế quản hơn các trẻ khác trong điều kiện sống như nhau.
Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc
Khói thuốc lá chứa rất nhiều độc hại, chúng gây viêm các tế bào lông chuyển đường hô hấp. Đặc biệt với trẻ nhỏ, nếu hít phải khói thuốc lá sớm sẽ có nguy cơ mắc viêm phế quản mạn tính.
Sống trong môi trường ẩm, mốc
Môi trường sống chật chội cùng độ ẩm cao sẽ là điều kiện thuận lợi để nấm mốc phát triển. Vì vậy, khi trẻ sống trong môi trường này sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về được hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản.
Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản
Khi mắc bệnh, các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em thường là:
- Ho.
- Thở rít trong thanh quản, khó thở.
- Giọng khàn.
- Sốt.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi, phát ban, mắt đỏ.
- Sưng hạch bạch huyết.
Các triệu chứng này thường có xu hướng nặng hơn vào ban đêm và kéo dài 1 – 2 ngày. Bệnh thường tiến triển mạnh hơn khi giao mùa hoặc thời tiết chuyển lạnh.
Khi nào cần đưa trẻ bị viêm phế quản đến bác sĩ?
Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu có các triệu chứng dưới đây:
Trẻ khó thở, tím tái, thở khò khè
Các bậc phụ huynh có thể đánh giá sự khó thở của trẻ bằng cách đếm nhịp thở khi trẻ nằm ngủ trong vòng 1 phút.
Mức độ thở nhanh của trẻ được tính như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở từ 60 lần/phút.
- Trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi: Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.
Sốt cao
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C, không phản ứng với thuốc hạ sốt hoặc co giật.
Ho nhiều, li bì, bỏ bú
Trẻ bị ho kéo dài không ngưng, mặt đỏ. Ngủ li bì, khó đánh thức hoặc bỏ bú.
Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em
Việc điều trị viêm phế quản ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn. Còn trường hợp viêm phế quản do virus thì sử dụng thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng gì.
Dưới đây sẽ là một số mẹo để giảm bớt triệu chứng của bệnh viêm phế quản:
Cho bé uống nhiều nước
Việc uống nhiều nước sẽ giúp giảm bớt tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn, và tống xuất đờm ra khỏi ngoài cơ thể.
Dùng máy tạo độ ẩm
Không khí ẩm sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể cho bé ngồi trong phòng tắm và xả vòi sen. Cho bé hít thở không khí nóng ẩm khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng muốn thông tắc lỗ mũi
Bạn có thể sử dụng muối sinh lý hoặc muối mua ở ngoài nhà thuốc để giúp bé giảm nghẹt mũi. Bằng cách nhỏ một hoặc hai giọt vào lỗ mũi bé. Với những bé lớn hơn, hãy dạy bé cách tự vệ sinh mũi.
- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều. Khi ngủ nên kê đầu bé cao lên, sẽ giúp bé dễ thở hơn.
- Bố mẹ nên giữ gìn phòng ốc sạch sẽ nhất là vào mùa đông. Giữ bé tránh xa khỏi những người hút thuốc để bé hồi phục nhanh hơn.
- Để hạ sốt, giảm ho hãy cho bé uống thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp. Không nên cho bé uống aspirin vì thuốc này có thể làm bé mắc hội chứng Reye, có thể gây tử vong.
Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, các bậc phụ huynh nên áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa viêm phế quản ở trẻ. Chẳng hạn như mật ong, bạn có thể cho bé uống một ít mật ong pha với nước. Điều này giúp hệ thống miễn dịch của trẻ được tăng cường và làm dịu cổ họng của bé hơn.
Với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn cho bé uống cortisone.
Nếu trẻ viêm phế quản có dấu hiệu hen suyễn, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản để mở rộng đường hô hấp như thuốc corticosteroid.
Nếu bệnh viêm phế quản ở trẻ em không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng viêm phế quản ho ra máu.
Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?
Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc giá, việc chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cơ thể lúc này của trẻ bị suy yếu, kiệt sức, dễ mất nước. Vì vậy cần được bổ sung dưỡng chất phù hợp để trẻ mau chóng bình phục.
Thực phẩm nên ăn
Cho bé ăn nhiều các loại thực phẩm chứa chất đạm như tôm, cá, rau xanh,..
Đối với những bé sốt cao, nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung oresol bù điện giải.
Thực phẩm trẻ nên tránh
- Thực phẩm có chứa nhiều đường.
- Nước ngọt có gas.
- Tránh các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa (tinh bột nguyên hạt,…)
Nguyên tắc ăn uống
- Nên cho bé ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa cho ăn một lượng nhỏ.
- Thức ăn nên được chế biến dạng nhừ, loãng để bé dễ hấp thụ và tiêu hóa.
Qua các thông tin trên, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, từ đó có cách bảo vệ sức khỏe của bé hiệu quả.