Thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp? Căn bệnh này gây ra triệu chứng đau nhức cột sống, xương khớp, nhất là khi vận động mạnh. Vì vậy “thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp hay không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để tìm được cho mình đáp án chính xác và biết cách đạp xe an toàn, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp?
Thoát vị đĩa đệm khiến cho các dây thần kinh, dây chằng và mô mềm xung quanh bị chèn ép nghiêm trọng gây ra triệu chứng đau nhức khó chịu. Từ đó khiến tầm vận động của người bệnh bị hạn chế, cơn đau có xu hướng tăng mạnh khi di chuyển. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp không?
Trả lời vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đạp xe là bộ môn thể dục vừa sức, phù hợp với nhiều đối tượng. Quá trình đạp xe sẽ giúp làm giãn cơ, giải phóng sự chèn ép dây chằng,… Nhờ vậy tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể và giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Như vậy có thể kết luận rằng thoát vị đĩa đệm nên thường xuyên đạp xe sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau nhức vùng hông, lưng rất tốt. Điều này không chỉ giúp khắc phục tình trạng bệnh, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương mà còn duy trì vóc dáng, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp hiệu quả.
Tuy nhiên, việc tập đạp xe chỉ phù hợp với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ và trung bình. Còn đối với các trường hợp triệu chứng bệnh nghiêm trọng và có những diễn biến phức tạp hơn thì mọi người cần thăm khám ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bài tập. Tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chú ý khi đạp xe dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Ngoài ra, trong quá trình đạp xe, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Thực hiện bài tập đều đặn hàng ngày, khi mới bắt đầu thực hiện chỉ nên đạp xe với quãng ngắn. Thời gian tập phù hợp là khoảng 30 phút mỗi ngày. Sau khi cơ thể đã quen với việc đạp xe mới tăng dần cường độ đi xe đạp. Không nên nôn nóng ép cơ thể tập luyện quá sức làm phản tác dụng của việc đạp xe.
- Lựa chọn địa điểm đạp xe có địa hình bằng phẳng, không bị che khuất tầm nhìn để đảm bảo an toàn. Tránh trường hợp bị va đập, té ngã hoặc tai nạn
- Duy trì tư thế đúng trong suốt quãng thời gian đạp xe. Chú ý giữ lưng thẳng, cơ thể thả lỏng tự nhiên, không ngồi cong vẹo, không gù lưng, không gồng mình lên để đạp xe. Đồng thời cũng không được cúi đầu quá thấp hay ngẩng đầu quá cao khi đạp xe
- Hơi thở đều đặn, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng sao cho cơ thể không bị hụt hơi dẫn đến mất sức
- Lựa chọn loại xe phù hợp với thể trạng, đảm bảo thoải mái trong quá trình di chuyển. Không nên chọn xe có độ cao yên quá cao hoặc quá thấp làm ảnh hưởng đến cột sống khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng
- Người bệnh cần kiên trì tập luyện đều đặn 30 – 45 phút mỗi ngày. Nên tập vào buổi sáng sớm hoặc vào buổi chiều muộn để hít thở bầu không khí trong lành, giúp thư giãn tinh thần hiệu quả
- Nếu gặp phải cơn đau bất thường khi đạp xe người bệnh nên dừng tập luyện và thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị bệnh an toàn
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, tích cực bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Tránh xa chất kích thích, đồ uống độc hại và các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia trong quá trình điều trị bệnh
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe?” và những vấn đề cần lưu ý khi tập luyện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích.