Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần tìm hiểu ngay ards là gì và nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có phương án điều trị hợp lý nhất, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Hội chứng suy hô hấp cấp là gì?
Hội chứng suy hô hấp cấp ARDS là căn bệnh do viêm phế nang trong phổi. Tình trạng này làm tích tụ dịch trong túi khí, chúng ngăn không cho oxy vào máu và đi đến các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng suy hô hấp nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.
Khi các mao mạch hoặc mạch máu nhỏ xung quanh túi khí không thể trao đổi oxy và khí cacbonic cũng có thể gây ra suy hô hấp. Thông thường suy hô hấp có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Tuy nhiên suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng nguy hiểm hơn cả. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, ARDS có tỷ lệ tử vong cao lên đến 40% số người mắc bệnh. Do đó, việc chữa trị và phòng tránh căn bệnh này luôn là điều được các chuyên gia đặt lên hàng đầu.
Các nguyên nhân gây suy hô hấp cấp
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp (ARDS) do tác động từ bên trong và bên ngoài. Cụ thể là một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây.
- Tắc nghẽn đường hô hấp: Khi có dị vật ở phổi hay cổ họng khiến cho cơ thể không thu nhận đủ lượng oxy cần có. Điều này khiến cho đường hô hấp trở nên co hẹp và gây ra suy hô hấp cấp.
- Chấn thương: Một số chấn thương ảnh hưởng xấu đến lượng oxy trong máu hoặc gây tổn thương cho hệ hô hấp. Cụ thể như chấn thương não, tủy sống, xương sườn, ngực… là suy yếu hoặc mất khả năng hoạt động bình thường của phổi.
- Do bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe: Các bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm tuy, tổn thương não… hoặc hít phải khói hóa chất cũng gây ra tình trạng suy hô hấp cấp.
- Lạm dụng ma túy hoặc các chất kích thích: Những người sử dụng chất kích thích hoặc uống quá nhiều rượu bia có thể gây cản trở khả năng hít thở dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp.
- Đột quỵ: Những cơn đột quỵ xảy ra gây tổn thương hoặc chết một trong hai bên não. Trong trường hợp đột quỵ bạn cũng có thể mất khả năng thở đúng cách.
Suy hô hấp cấp không chỉ gồm tình trạng suy hô hấp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng gây suy các cơ quan khác như suy gan, suy thận.
Triệu chứng lâm sàng của suy hô hấp cấp
Để nắm được rõ nhất ARDS là gì, người bệnh cần hiểu về các dấu hiệu thường gặp của tình trạng này. Đa số các triệu chứng ARDS đều phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh cũng như nồng độ oxy và CO2 trong máu.
Người có nồng độ oxy trong máu thấp sẽ có triệu chứng:
- Không hít thở được
- Da tái nhợt, đầu ngón tay và môi xanh lợt
Người có nồng độ CO2 cao thường gặp:
- Lẫn lộn, chóng mặt
- Thở nhanh thở gấp
Các trường hợp khác sẽ có dấu hiệu như:
- Bồn chồn, lo lắng
- Mất ý thức, buồn ngủ
- Nhịp tim đập nhanh, loạn nhịp (nhịp đập bất thường)
- Mồ hôi đổ ra nhiều hơn
Phác đồ điều trị suy hô hấp cấp
Nguyên tắc chung trong điều trị hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là nhận diện tình trạng bệnh, thông khí cơ học và bảo vệ phổi, cân bằng nước dịch, giảm thiểu biến chứng và dự phòng hít sặc, huyết khối tĩnh mạch, tránh nhiễm trùng. Đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chăm sóc bệnh nhân cẩn thận. Cụ thể bệnh nhân sẽ được xử lý theo phác đồ chính gồm có:
Xử lý ban đầu vận chuyển cấp cứu
Nhanh chóng xác định nguyên nhân suy hô hấp cấp và can thiệp ngay trong từng trường hợp.
- Di vật đường thở: Làm thủ thuật Hemlich để lấy dị vật ra ngoài khai thông đường thở.
- Ngưng thở, liệt hô hấp: Bóp phần bóng ambu và ngay lập tức đưa bệnh nhân đến viện để đặt ống nội khí quản giúp thông khí nhân tạo.
- Tràn khí màng phổi: Dùng kim lớn chọn vào khoang liên sườn giữa 2 xương đòn rồi vận chuyển người bệnh đi cấp cứu để hút dẫn lưu khí màng phổi.
Xử lý tại bệnh viện
Khi đã được đưa tới bệnh viện bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.
- Điều trị cấp cứu: Nội soi phế quản để lấy các dị vật và đờm ở đường thở, đặt ống lớn ở màng phổi để hút dẫn lưu khí màng phổi, đặt nội khí quản (các trường hợp mất phản xạ bảo vệ đường thở, tắc nghẽn hô hấp, thiếu oxy máu nặng, cần thông khí nhân tạo xâm nhập)
- Oxy liệu pháp: Dùng các dụng cụ thở như canuyn mũi, mặt nạ oxy, mặt nạ venturi, mặt nạ không thở lại. Thường được chỉ định dùng cho các trường hợp suy hô hấp do phù phổi cấp, hen phế quản, tình trạng oxy trong máu thấp. Chống chỉ định cho trường hợp ngừng thở, đờm dãi quá nhiều, tình trạng huyết động không ổn định, bệnh nhân không hợp tác…
Điều trị bằng thuốc
Sau khi đã được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân suy hô hấp cấp cũng cần tuân thủ theo phác đồ điều trị bằng thuốc.
- Thuốc giãn phế quản: Chỉ định với các trường hợp suy hô hấp do hen phế quản, co thắt phế quản. Sử dụng bằng đường khí dung trước nếu không đáp ứng được thì chuyển sang truyền vào tĩnh mạch.
- Kháng sinh: Dùng trong các trường hợp nhiễm trùng như viêm phổi hoặc phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Thuốc lợi tiểu: Trị phù phổi cấp huyết động, quá tải thể tích phổi, suy tim ứ huyết.
- Corticoid: Dùng cho các đợt viêm phổi tắc nghẽn cấp, hen phế quản.
Đồng thời điều trị các nguyên nhân ngoại khoa như hồi phục các chấn thương nghiêm trọng.
>> Tìm hiểu: Phổi có nước là bệnh gì? Triệu chứng nước trong phổi có nguy hiểm không?
Như vậy, chúng ta vừa cùng tìm hiểu về hội chứng suy hô hấp cấp ARDS là gì và phương pháp điều trị đang được ứng dụng hiện nay. Hy vọng bạn có thêm thông tin xử lý trong các trường hợp suy hô hấp cấp. Cảm ơn bạn đã theo dõi.