Gai đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến về hệ xương khớp. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng vận động của người mắc. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Dấu hiệu chính xác nhận biết tình trạng này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau!
Gai đốt sống cổ là gì?
Gai đốt sống cổ có bản chất là sự hình thành và phát triển của những phần xương dư thừa nhô ra ở hai bên hoặc phần ngoài dọc theo cột sống lưng, gọi tắt là gai xương. Sự phát triển bất thường này của các gai xương sẽ chèn ép vào vị trí của các cơ quan xung quanh như dây chằng, đĩa sụn khiến chúng bị sưng viêm, tổn thương nặng nề. Căn bệnh này nếu không nhanh chóng điều trị có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Về đối tượng mắc bệnh, tại nước ta, bệnh phổ biến gặp ở nam giới và tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao dần theo độ tuổi. Bởi vì khi tuổi càng cao, sự lão hóa tự nhiên và sự lắng đọng Calci của xương khớp càng nhanh hơn.
Sau người cao tuổi, những công nhân thường xuyên lao động chân tay nặng nhọc như khuân vác nặng hoặc dân văn phòng ngồi lâu một chỗ, ngồi sai tư thế cũng có khả năng gặp phải căn bệnh này.
Ngoài ra, việc hút thuốc lá, chấn thương sụn khớp và dùng chất kích thích cũng có thể gia tăng thêm nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân gây gai đốt sống cổ
Nguyên nhân khiến đốt sống cổ hình thành những gai xương dư thừa gây bệnh là do sự thoái hóa của các khớp xương và sự thích ứng của cơ quan này trước những tổn thương. Hiểu đơn giản, khi một vị trí nào đó tại các khớp xương cột sống bị tổn thương, chẳng hạn sưng viêm thì cột sống không còn vững chắc như bình thường.
Lúc này, cơ thể sẽ tự động thích ứng với sự bất thường này bằng cách hình thành ra các gai xương bao xung quanh vị trí bị tổn thương để bảo vệ cột sống. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện.
Ngoài nguyên nhân chính bên trên, bệnh cũng có thể khởi phát do chịu ảnh hưởng của một trong những tác động dưới đây:
- Ảnh hưởng của tuổi tác: Như bài viết đã phân tích bên trên, tuổi càng cao sẽ đồng nghĩa với việc hệ xương khớp lão hóa nhanh khiến các gai xương có nguy cơ mọc ra nhiều hơn.
- Thói quen làm việc, sinh hoạt: Việc thường xuyên khuân vác đồ nặng, ngồi, đứng hoặc nằm ngủ sai tư thế cũng khiến cột sống dễ bị chấn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho gai xương hình thành.
- Sự lắng đọng Calci: Chủ yếu sẽ gặp ở những bệnh nhân bị thoái hóa các đốt sống.
- Bệnh về cột sống: Tình trạng sưng viêm cột sống mãn tính cũng khiến các gai xương xuất hiện dễ dàng hơn.
- Nguyên nhân phụ khác: Chấn thương cột sống, thừa cân khiến cột sống chịu áp lực lớn, ….
Dấu hiệu gai đốt sống cổ
Những biểu hiện ban đầu của gai đốt sống cổ thường không rõ ràng, vì thế rất nhiều người lầm tưởng tình trạng này với các căn bệnh xương khớp khác. Chỉ khi bệnh đã phát triển được một thời gian và các cơn đau ngày càng tăng cấp độ thì người bệnh mới tới thăm khám. Lúc này, việc điều trị trở nên khá khó khăn.
Vì thế, việc nắm rõ những dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng. Sau đây là những triệu chứng điển hình của tình trạng này bạn nên ghi nhớ:
- Xuất hiện những cơn đau buốt tại vùng cổ: Ban đầu, người bệnh thường xuyên cảm thấy vùng cổ bị xơ cứng, đau mỏi nhẹ. Dần dần, cơn đau ngày càng tăng cấp độ và kèm theo cảm giác ê buốt, nhất là khi người bệnh ngủ ở một tư thế suốt cả đêm hoặc xoay cổ mạnh.
- Cơn đau dần lan xuống hai tay: Nếu gai đốt sống cổ mức độ nặng thì cơn đau sẽ lan dần xuống hai bả vai, gáy hoặc thậm chí là cả hai cánh tay khiến việc cử động của người bệnh rất khó khăn.
- Các chi liên tục bị tê bì, mất cảm giác: Khi mắc bệnh, các gai xương sẽ chèn vào vị trí của các dây thần kinh. Điều này chính là nguyên do dẫn tới biểu hiện các chi của người bệnh liên tục bị mất cảm giác, tê bì khó chịu.
- Dây thần kinh bị chèn ép, rối loạn chức năng: Khi dây thần kinh bị chèn ép bởi các gai xương, ngoài việc gây ra những cơn tê bì ở các chi, người bệnh còn có thể tiết mồ hôi bất thường, mất thăng bằng và tụt huyết áp.
- Đại tiện/tiểu tiện bừa bãi, mất kiểm soát: Biểu hiện này thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn quá nặng. Ống tủy đã bị hẹp đáng kể khiến người bệnh có thể đại tiện/ tiểu tiện bất kỳ lúc nào.
Gai cột sống cổ có nguy hiểm không?
Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy gai cột sống ở cổ không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị đúng đắn. Trường hợp người bệnh không đi thăm khám sớm có thể gây ra những hệ lụy ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng vận động như:
- Đau cổ mãn tính: Cơn đau do bệnh gây ra có thể kéo dài mãi mãi và trở thành mãn tính. Những cử động quen thuộc của người bệnh như xoay cổ, cúi đầu, ngửa cổ không hề đơn giản như trước. Thậm chí đã có bệnh nhân co cứng cổ không thể cử động được, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
- Mất thăng bằng: Bệnh để lâu sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị trì trệ, dẫn tới hiện tượng người bệnh đi lại mất thăng bằng, dễ bị ngã. Điều này vô cùng nguy hiểm với những người tham gia giao thông hoặc công nhân điều khiển máy móc, công nghệ cần độ chính xác cao.
Gai đốt sống cổ nên uống thuốc gì?
Để điều trị gai đốt sống cổ, trước hết người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên căn bệnh này không thể điều trị tận gốc được. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và kê đơn với mục đích giảm nhẹ và làm chậm đi sự phát triển của các gai xương.
Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc chuyên dùng trong việc điều trị gai đốt sống cổ sau đây:
- Sử dụng thuốc Tây y: Trong đơn kê thuốc Tây y cho người bệnh thường xuất hiện các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Paracetamol, Diclofenac; Vitamin nhóm B (B1, B2, B6,…) và các dược liệu bổ trợ khác.
- Áp dụng các vị thuốc dân gian: Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược Đông y chữa bệnh cũng là một phương pháp được đông đảo người bệnh lựa chọn. Bạn có thể dùng lá ngải cứu, xương rồng,…để làm giảm đi cơn đau cổ khi bệnh mới ở giai đoạn đầu.
- Dùng thực phẩm chức năng: Một số loại thực phẩm chức năng tốt cho hệ xương khớp cũng được coi là phương thuốc hỗ trợ làm dịu những cơn đau do bệnh gây ra. Tuy nhiên nếu đang sử dụng thuốc Tây mà người bệnh có nhu cầu dùng thêm bất kỳ sản phẩm hỗ trợ nào thì bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.
>> Tham khảo thêm: Thuốc đắp trị gai cột sống loại nào tốt?
Song song với việc dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện các buổi vật lý trị liệu để làm giảm mức độ đau. Thêm vào đó, việc tăng cường bổ sung thêm rau xanh, trái cây và chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày cũng rất quan trọng. Người bệnh cũng không nên tập luyện quá sức, chỉ nên tập các bài tập đơn giản như đi bộ, yoga, chạy bộ,…
Như vậy bài viết vừa gửi tới bạn những thông tin chi tiết về bệnh gai đốt sống cổ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết của chúng tôi!