Gai cột sống là một trong những bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và ngày càng gia tăng. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh như nào. Làm thế nào để chữa trị dứt điểm? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Gai cột sống là gì?
Gai cột sống là bệnh lý liên quan đến vùng cột sống cổ, bệnh phổ biến thường gặp ở các đối tượng, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau mỏi ở vùng vai, cổ, thắt lưng do gai chèn ép vào dây thần kinh, gây hạn chế hoạt động.
Bản chất của căn bệnh này là quá trình biến đổi hình thái dẫn tới tổn thương vùng thân đốt sống, các mỏm gai và đĩa đệm. Do sự lão hóa ở xương, bị chấn thương, dị tật hay do tác động tiêu cực (vận động sai tư thế, mang vác vật nặng,…).
Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Mức độ nhẹ thì chỉ gây ra cảm giác đau nhức, tê bì chân tay, ê buốt, sinh hoạt bị ảnh hưởng,…nặng hơn có thể dẫn tới chứng bại liệt, teo cơ và tàn phế vĩnh viễn.
Do đó, mỗi người cần chú ý để ý các dấu hiệu nhận biết bệnh từ sớm. Nhằm tìm rõ nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gai cột sống
Bệnh gai xương ở cột sống do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu nhất:
Do yếu tố bệnh lý
Do thoái hóa khớp xương hay sự thích ứng của xương sống sau khi bị tổn thương như: Viêm, chèn ép thần kinh,…Dẫn tới cột sống bị giảm chức năng, không còn vững chắc như trước. Lúc này, cơ thể sẽ tự mọc các gai hoặc nhánh xương bao quanh cột sống để bảo vệ.
Bên cạnh đó, sự lắng đọng canxi ở gân và dây chằng tiếp xúc với đốt sống cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này. Quá trình thoái hóa có thể xảy ra ở các thành phần cấu tạo nên cột sống như: Các dây chằng bám xung quanh khớp, đĩa sụn và xương đốt sống. Dẫn tới sụn khớp bị canxi hóa, mất nước và biến đổi chất gây gai ở cột sống.
Do yếu tố sinh lý
Các yếu tố sinh lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, xương càng có nguy cơ bị lão hóa dẫn tới gai xương ở cột sống hình thành và phát triển, nhất là người từ độ tuổi 25 trở đi.
- Thói quen sinh hoạt: Làm việc sai tư thế, ngồi một chỗ lâu, lao động hay vận động nặng cũng khiến cột sống bị tác động, xuất hiện gai. Nhất là những người làm việc trong môi trường văn phòng dễ bị căn bệnh này hơn đối tượng khác.
- Ăn uống: Thói quen ăn uống không khoa học tưởng chừng vô hại có thể khiến bệnh xuất hiện bất cứ lúc nào. Hay sử dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê,…) không chỉ khiến bệnh xuất hiện mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
- Chấn thương: Gây ra tổn thương nghiêm trọng, khiến khớp cột sống bị hư hại, khó hồi phục. Chính sự phản ứng và thích nghi của cơ thể dẫn tới sự hình thành các gai ở cột sống.
Dấu hiệu gai cột sống
Nhiều người khi phát hiện ra bệnh gai cột sống thường ở mức độ nặng, bởi không phải ai cũng nhận rõ dấu hiệu của chúng. Bệnh lý này hay bị nhầm lẫn với các chứng đau nhức cơ xương khớp thông thường.
Các dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn có nguy cơ xuất hiện gai vùng cột sống mà bạn cần chú ý kỹ. Nhất là các triệu chứng sau đây:
Các dấu hiệu, triệu chứng giúp phát hiện gai xương ở cột sống
- Cảm giác đau ở vùng thắt lưng, cơn đau chạy dọc xuống hai chân gây ra cảm giác nhức mỏi, tê bì chân thường xuyên. Dấu hiệu này gây khó chịu cho người mắc phải, ảnh hưởng tới khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày.
- Đau nhức âm ỉ từ vùng cổ xuống thắt lưng.
- Các cơn đau xuất hiện và tăng lên khi bạn đi lại nhiều, vận động liên tục hay mang vác các vật nặng, làm việc sai tư thế.
- Bệnh nhân có khả năng mất cảm giác do các gai xương phát triển, chèn ép tới dây thần kinh thực vật. Tình trạng này thực sự nguy hiểm, dẫn tới bệnh nhân khó phát hiện ra bệnh lý kịp thời.
- Một số người mất kiểm soát trong vệ sinh hàng ngày, tiểu tiện không tự chủ, khó kiểm soát.
- Khả năng đi lại, vận động khó khăn do triệu chứng tê bì tay chân xuất hiện đột ngột. Lâu dần khiến cơ bắp bị teo và yếu dần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị chứng rối loạn tuần hoàn não dẫn tới các triệu chứng dễ nhầm lẫn như: Buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng.
Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết bệnh lý này rất giống với các bệnh chấn thương ở vùng lưng, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa và đứt đĩa liên sống.
Gai cột sống có nguy hiểm không?
Một số người thường chủ quan khi mắc phải căn bệnh này, bởi họ cho rằng cùng lắm là chịu trận các cơn đau rồi thôi. Thế nhưng, gai xương cột sống để lại nhiều biến chứng, cực kỳ nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.
Theo thống kê của ngành y tế Việt Nam hiện nay có khoảng 1.5 triệu bệnh nhân mắc bệnh gai cột sống hàng năm. Căn bệnh này gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh gai xương cột sống cực kỳ nguy hiểm nếu không chữa trị từ sớm
- Teo cơ chân tay: Dẫn tới triệu chứng gai xương chèn ép dây thần kinh, thường xuyên đau nhức, vận động đi lại khó khăn. Lâu dần, các cơ chân tay bị leo, yếu và bại liệt.
- Rối loạn khả năng đại tiểu tiện: Do hệ quả của dây thần kinh tọa bị chèn ép nặng bởi các gai xương, dẫn tới bệnh nhân không kiểm soát được khả năng đại tiểu tiện hàng ngày.
- Vận động khó khăn: Bệnh nhân bị yếu cơ chân tay, kiệt sức dẫn tới khó khăn khi đi lại, không cầm nắm được các vật dụng thông thường, mất chức năng làm việc.
- Ung thư xương: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà căn bệnh này gây ra, nếu không tầm soát và phát hiện kịp thời, cơ thể bệnh nhân sẽ bị tàn phá khủng khiếp. Thậm chí có nguy cơ tử vong.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Khiến người bệnh hay bị mệt mỏi, đau đầu, suy giảm trí nhớ, nhịp tim rối loạn, mất ngủ, ăn không ngon.
- Liệt cơ tàn phế: Để bệnh tiến triển sang mức độ nặng có nguy cơ dẫn tới liệt chi dưới, hẹp ống sống, không còn khả năng vận động, ảnh hưởng tới tương lai sau này.
Cách trị gai cột sống tại nhà
Mặc dù để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh gai cột sống hoàn toàn có thể chữa trị thành công nếu bạn phát hiện sớm. Để điều trị căn bệnh này, người bệnh có thể áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
Chữa trị bệnh gai xương cột sống đúng cách và an toàn
Dùng thuốc tây y
Cách này phổ biến và được nhiều bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh gai xương cột sống. Nhằm giảm các triệu chứng tê bì chân tay, đau nhức, khó chịu,…bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống viêm và thuốc giảm đau.
Chẳng hạn như các nhóm thuốc paracetamol, ibuprofen, corticoid, vitamin nhóm B. Tuy nhiên, bệnh nhân cần dùng thuốc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dùng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh dùng thuốc Tây, bệnh nhân nên sử dụng kết hợp với các bài thuốc dân gian để chữa dứt bệnh lý này. Chẳng hạn như dùng ngải cứu, hạt đười ươi, hạt đu đủ, rau dền gai, cây phèn đen, cây xấu hổ, cây chìa vôi… Những cách chữa này an toàn, hiệu quả không tác dụng phụ nhưng cần kiên trì áp dụng và cần hợp với cơ địa của người bệnh.
Thay đổi thói quen hàng ngày
Ngoài các cách trên, bệnh nhân bị gai xương cột sống cần thay đổi thói quen xấu. Chú ý chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế vận động, làm việc quá sức và sai tư thế để tránh tác động tới các đốt sống.
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Cuối cùng, phương pháp này giúp đả thông kinh lạc, kéo giãn cột sống và giảm các cơn đau nhức hiệu quả. Phương pháp này có tác động trực tiếp tới vùng lưng, cổ và các chi. Đảm bảo giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe, ngăn chặn sự chèn ép của xương lên dây thần kinh.