Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đang là phương pháp điều trị hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng. Trầu không kết hợp cùng những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên sẽ tạo thành những bài thuốc trị bệnh an toàn, hữu ích. Cùng tìm hiểu các cách dùng trầu không chữa viêm phế quản trong bài viết này nhé!
Lá trầu không chữa viêm phế quản có tốt không?
Nhắc đến trầu không hầu như ai cũng nghĩ đến tác dụng dùng để têm trầu hoặc sử dụng để ngâm, rửa vết thương phòng ngừa viêm nhiễm.
Lá trầu không trong y học cổ truyền được biết đến là một vị thuốc có tính ấm. Lá có vị cay và nồng, khi vò nát sẽ thấy mùi thơm hơi hắc. Sử dụng lá trầu không chữa bệnh sẽ đem lại hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Loại lá này có tác dụng hóa đờm, tán hàn, trung hành khí, chống mẩn ngứa, tiêu thũng chỉ thống do tác động vào các kinh tỳ, vị và phế. Do đó, lá trầu không thường được sử dụng để chữa viêm phế quản, viêm phổi…
Ngày nay, y học phát triển đã chứng minh được lá trầu không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm và ngăn ngừa vi khuẩn có hại gây bệnh sinh sôi. Sở dĩ, lá trầu không có được khả năng này là nhờ các thành phần sau:
- Tinh dầu thơm chiếm 0,8 – 1,8% – 2,4%, mùi hắc và có vị nồng. Hai loại phenol có trong tinh dầu thơm betel-phenol có đồng phân là chavicol, eugenol .
- Các hợp chất phenolic
Hai thành phần của lá trầu không này có tính kháng sinh vô cùng mạnh mẽ, tiêu diệt các loại vi khuẩn “khó nhằn” như subtillis, tụ cầu, liên cầu khuẩn, trực trùng coli, song cầu khuẩn và virus hiệu quả. Vì vậy, sử dụng lá trầu không chữa viêm phế quản đạt được hiệu quả cao.
Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Người bệnh viêm phế quản có thể tham khảo các cách sử dụng lá trầu không dưới đây để chữa trị bệnh:
Lá trầu không kết hợp cùng mật ong
Mật ong không chỉ có công dụng tốt trong làm đẹp mà còn là một trong những vị thuốc hữu hiệu giúp ích rất nhiều trong điều trị bệnh. Với độ kết dính cao, mật ong sẽ phủ kín niêm mạc dạ dày, tạo hàng rào ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm phế quản. Đồng thời khi kết hợp cùng lá trầu không, bài thuốc này còn giúp chữa ho, long đờm, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Quy trình thực hiện bài thuốc:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không (7 – 10 lá), mật ong (2 – 3 thìa)
Điều chế:
- Trầu không đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho trầu không vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng một bát nước sôi.
- Lọc riêng phần bã và phần nước.
- Khi sử dụng cho 2 – 3 thìa mật ong vào nước mới lọc. Khuấy đều và uống.
Liều dùng: Uống sau ăn, ngày dùng từ 2 – 3 lần.
Lá trầu không cùng hành tăm
Theo Đông y, hành tăm được mệnh danh là loại thuốc “chữa được bách bệnh”. Hành tăm tính nóng, vị cay, cũng nhờ vậy mà nó mang đến khả năng tiêu đờm, giảm ho, hạ sốt cho bệnh nhân viêm phế quản.
Quy trình thực hiện bài thuốc:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Trầu không (10 lá), hành tăm (10 củ)
Điều chế:
- Trầu không và hành tươi rửa sạch, để ráo, sau đó đem giã nát.
- Cho nước sôi vào và ngâm trong 20 phút để tan hết các dưỡng chất.
- Chắt lấy nước để sử dụng.
Liều dùng: Ngày uống 2 lần sau bữa ăn 15 phút.
Lá trầu không và gừng tươi
Gừng tươi với vị cay, tính ấm có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho khan, ho có đờm do viêm phế quản gây ra.
Quy trình thực hiện bài thuốc:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Trầu không (10 lá), gừng tươi (5 lát), nước sôi (300ml)
Điều chế:
- Lá trầu rửa sạch, để ráo nước, cho vào cối xay nhuyễn cùng với gừng tươi.
- Đổ nước sôi vào ngập 3/4 cối, ngâm trong vòng 20 phút.
- Bỏ bã, chắt lấy nước để uống.
Liều dùng: Uống 2 lần/ ngày, sau bữa ăn 30 phút
Lá trầu không, nụ đinh hương, nhục đầu khấu
Trầu không, nụ đinh hương và nhục đậu khấu đều có tác dụng kháng sinh mạnh, làm tan đờm, hạn chế viêm nhiễm và dịu những cơn ho dai dẳng kéo dài.
Quy trình thực hiện bài thuốc:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá trầu không (5 lá), vài nụ đinh hương, nhục đậu khấu, nước (300ml)
Điều chế:
- Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước.
- Đem tất cả các nguyên liệu đun sôi, sau đó lọc lấy nước để sử dụng.
Liều dùng: Ngày uống 3 lần.
Dùng lá trầu không chữa viêm phế quản cần lưu ý gì?
Để cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không hiệu quả nhất, người bệnh cần chú ý những điều sau:
- Những lá trầu không già sẽ chứa thành phần hoạt hóa và hàm lượng tinh dầu cao hơn. Vì vậy, khi chọn lá trầu không để điều chế các bài thuốc chữa viêm phế quản, bạn nên chọn những lá trầu không đã già, có màu xanh đậm.
- Sử dụng các bài thuốc đúng liều, liên tục và không ngắt quãng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
- Cần kết hợp sử dụng các bài thuốc trên cùng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và lành mạnh. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch chống lại bệnh.
Xem thêm:
- Trị viêm phế quản bằng mật ong có tốt không? 5 cách đơn giản cực hiệu quả
- Chữa viêm phế quản bằng tỏi nhanh chóng nhờ 6 cách đơn giản
Các cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không trên đây rất dễ thực hiện, ít tốn kém mà hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng để đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Chúc bạn sớm khỏe mạnh!