Chảy máu cam là triệu chứng thường gặp, xảy ra ở bất kì đối tượng nào. Vậy chảy máu cam là thiếu chất gì? hay những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng này. Biết được điều đó sẽ khiến chúng ta có cách xử lý phù hợp, tránh để lâu gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Chảy máu cam có nguy hiểm không?
Chảy máu cam có thể gặp ở nhiều đối tượng cả người lớn và trẻ nhỏ với nhiều mức độ khác nhau. Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như ngoáy mũi nhiều cũng có thể gây chảy máu cam và nếu lượng máu cam chảy ít, nhanh hết thì không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu tần suất chảy máu cam thường xuyên, dày đặc với lượng máu chảy ra nhiều thì bạn cần lưu ý và đi khám bác sĩ ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Các bác sĩ cũng khuyên rằng, nếu thấy hiện tượng chảy máu cam bất thường bạn không nên chủ quan về điều đó mà hãy cẩn trọng hơn bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng, các bệnh lý nguy hiểm nên khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chảy máu cam
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi xảy ra khi các mạch máu mũi bị tổn thương. Tổn thương này dẫn đến máu chảy ra từ bên trong mũi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam, một trong số đó là:
- Thay đổi sinh lý: Thường gặp nhất đối với phụ nữ có thai, nhất là bị cao huyết áp khi mang thai. Nội tiết tố thay đổi cũng có thể là nguyên nhân khiến đối tượng này dễ bị chảy máu cam hơn.
- Thiếu vitamin C: Chảy máu cam là một trong những dấu hiệu điển hình chứng tỏ lượng vitamin C bạn cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương lâu lành,… Đây cũng là đáp án cho thắc mắc “chảy máu cam thiếu chất gì?” của không ít người.
- Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: Chảy máu cam có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi do bệnh viêm xoang mạn tính gây nên. Thường gặp nhất ở người trưởng thành.
- Viêm mũi dị ứng: Một số bệnh nhân bị bệnh viêm mũi dị ứng thường xuyên hắt hơi và xì mũi khiến các mao mạch giãn ra, vỡ gây chảy máu cam.
- Tăng huyết áp: Người lớn tuổi nếu bị tăng huyết áp thì rất dễ rơi vào tình trạng này. Ngoài chảy máu cam thì người bệnh còn có thể bị xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ,…
- Dị vật trong mũi: Không ít trường hợp bị mắc các dị vật trong mũi, gây nhức đầu khó chịu và chảy máu cam.
- Ung thư vòm mũi họng: Chứng chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm này nên bạn cần lưu ý. Bên cạnh chảy máu cam, nếu bạn đang gặp phải những bất thường như: chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai… thì nguy cơ mắc ung thư vòm mũi họng là rất cao.
- Viêm xoang mũi cấp tính và mạn tính: Bệnh nhân bị viêm xoang mũi thường gặp phải tình trạng lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị tổn thương. Lúc này, các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu cam…
- Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.
Cách xử trí khi bị chảy máu cam thông thường
Với những trường hợp chảy máu cam không do các nguyên nhân phổ biến như ngoáy, xì mũi hay khô mũi… gây ra bạn cần đi khám bác sĩ để xác định chảy máu cam là bệnh gì và điều trị kịp thời.
Với trường hợp chảy máu cam thông thường, để ngăn chảy máu bạn nên:
- Ngồi thẳng và bóp chặt 2 cánh mũi trong 10 – 15 phút để máu ngưng chảy. Ngoài ra, ngồi thẳng, thay vì nằm xuống sẽ giúp giảm huyết áp trong các mạch máu mũi, ngăn máu chảy thêm
- Nghiêng người về phía trước và thở bằng miệng, điều này sẽ làm máu chảy xuống mũi thay vì cổ họng
- Khi máu đã ngừng chảy, tránh những hoạt động mạnh liên quan đến mũi như xì mũi để đề phòng máu chảy trở lại.
Mẹo chữa chảy máu cam tại nhà
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo vặt sau để ngăn chặn tình trạng chảy máu cam diễn ra thường xuyên:
- Dấm táo: Nhờ khả năng làm se của giấm táo, bạn có thể sửa chữa các thành mạch máu bị hư hại và gây chảy máu. Đây là một phương thuốc tự nhiên vô cùng hiệu quả. Để thực hiện, bạn nhúng bông gòn vào giấm táo và đặt thật cẩn thận vào trong lỗ mũi. Đừng ấn mạnh, và cứ để nó yên như vậy trong 5 phút để máu ngưng chảy.
- Hành tây: Cắt đôi củ hành tây và đun sôi trong nửa lít nước. Đứng trước nồi nước hành đun. Sau đó, hít vào từ từ hơi nước hành này trong vài phút.
- Chanh: Chanh là một chất làm se hoàn hảo với nhiều đặc tính giúp chữa lành vết thương nhỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng. Thực hiện như sau: Vắt một quả chanh lấy nước và ngâm cục bông gòn vào. Sau đó, đặt cục bông gòn vào trong lỗ mũi chảy máu, chú ý không đè mạnh.
- Ớt bột: Cho ớt bột vào một cốc nước ấm. Sau đó, uống như uống trà. Ngoài ra, bạn có thể ngâm một cục bông gòn vào cốc nước ớt đó và đưa nó vào lỗ mũi trong vài phút.
- Nước muối: Cho nắm muối thô vào một cốc nước ấm và khuấy đều. Dùng ống nhỏ giọt, nhỏ một vài giọt vào mũi khi nó đang chảy máu. Áp dụng khoảng 5 phút, máu sẽ cầm lại vì nước muối giúp trị vết thương.
- Nước lá hẹ: Lá hẹ tươi 60g rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 200ml nước đặc, chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày.
- Nước rau muống: Rau muống trắng 30g, đường trắng 20g. Rau muống nhặt kỹ rửa sạch, giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 200ml nước đặc, cho đường vào quấy đều, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin về nguyên nhân chảy máu cam và cách điều trị đơn giản tại nhà. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng chảy máu cam. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!
Xem thêm: Polyp mũi là gì? Bệnh có nguy hiểm không theo ý kiến chuyên gia