Bệnh phổi trắng là bệnh lý được chẩn đoán khi phim chụp X-quang phổi cho thấy những đám mờ màu trắng ở một phần hoặc toàn phần ở phổi. Hiện tượng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.
Phổi bị trắng do đâu?
Bệnh phổi trắng là tên thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng phổi xuất hiện các đám mờ trắng trên phim chụp X-quang. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện như: Khó thở, ho kéo dài và có đờm,…
Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng phổi trắng là:
- Khói thuốc lá
Khói thuốc lá là một trong những chất hóa học có hại cho sức khỏe của mỗi người. Đây cũng chính là lý do điển hình dẫn đến bệnh lý phổi trắng ở cả những người không hút thuốc. Khi hít phải khói thuốc lá độc tố và chất kích thích trong thuốc lá sẽ bám chặt vào hai lá phổi. Khi chụp X-quang sẽ thấp đám mờ ở phổi.
Ngoài ra, thuốc lá, thuốc lào cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, áp xe phổi, ung thư phổi ở mọi đối tượng.
- Môi trường sống, môi trường làm việc bị ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm là lúc không khí mà chúng ta hít thở vào chứa đầy bụi, vi khuẩn,… Điều này vô tình đã đưa tác nhân gây bệnh vào cơ thể và làm tổn thương phổi. Từ đó dẫn đến hiện tượng phổi bị trắng bất thường.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
Công nhân xây dựng, công nhân nhà máy, thợ mỏ, thợ sơn,… là những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn tác động tiêu cực cho phổi. Khi chất độc hại tích tụ quá nhiều trong phổi trong thời gian dài sẽ hình thành nên các bệnh về phổi, trong đó có hiện tượng trắng phổi.
- Do hiện tượng phơi nhiễm
Người lao động làm việc trong các môi trường chứa thạch tín, uranium, amiaw cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phổi trắng. Đặc biệt, nếu tiếp xúc với amiaw thường xuyên với nồng độ cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Triệu chứng bệnh phổi trắng
Thông thường, bệnh phổi trắng sẽ được chẩn đoán, phát hiện bằng cách chụp X-quang. Bên cạnh đó, còn có một số triệu chứng đi kèm như:
- Cơ thể mệt mỏi, cảm giác như bị hụt hơi
- Ho khan kéo dài dai dẳng
- Đau tức ngực
- Khi thở nghe thấy âm thanh rắc rắc
- Cơ thể sụt cân nhanh, thường xuyên cảm thấy thèm ăn
Ở các trường hợp mắc bệnh phổi trắng tăng nặng, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng nguy hiểm như:
- Tăng huyết áp động mạch phổi
Khi mắc bệnh phổi trắng, phổi sẽ dần bị xơ cứng và hình thành nên các mô sẹo. Chúng làm cho động mạch bị co thắt, cản trở quá trình bơm máu ra khỏi tim để vào phổi. Điều này khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó khiến chức năng tim suy giảm, làm tăng nguy cơ suy tim sung huyết và bệnh mạch vành.
- Xuất hiện khoèo ở ngón tay và ngón chân
Bệnh phổi trắng làm giảm hiệu quả vận chuyển oxy cho máu. Từ đó có thể gây ra hội chứng “lồng ngực” với các biểu hiện là ngón tay, ngón chân phình to và rộng hơn bình thường. Móng chân, móng tay cũng có dấu hiệu biến dạng do bị thiếu oxy nuôi dưỡng.
Bệnh phổi trắng có nguy hiểm không?
Nếu được phát hiện điều trị sớm và áp dụng đúng phương pháp thì bệnh phổi trắng có thể được khắc phục hoàn toàn, không để lại di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bệnh đều chỉ được phát hiện khi đã có dấu hiệu tăng nặng và biến chứng. Điều này khiến việc chữa trị khó khăn, tốn kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.
Lúc này, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như:
- Áp-xe phổi: Trong phổi hình thành nhiều ổ mủ làm suy giảm khả năng vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Người bệnh bị khó thở, đau tức ngực
- Tràn dịch màng phổi: Là biến chứng thường gặp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng
- Nhiễm trùng phổi: Đây là lúc tổn thương phổi đã bị hoại tử vĩnh viễn và mất khả năng phục hồi. Nếu không được điều trị sớm cũng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh
- Nhiễm trùng huyết: Nếu nhiều phế nang trong phổi bị viêm nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Vi khuẩn nhanh chóng lan tỏa khắp cơ thể gây tổn thương cho tất cả các bộ phận. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong
- Hộ chứng suy hô hấp cấp: Trong những diễn biến nghiêm trọng bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái ngừng thở, đột quỵ,…
Phòng ngừa bệnh phổi trắng
Các nội dung chia sẻ ở trên cho thấy bệnh phổi trắng có thể mắc phải do rất nhiều nguyên nhân và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe thì mỗi người chúng ta đều có thể phòng ngừa, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh căn bệnh này.
Theo đó, để hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh phổi trắng, mọi người cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Bổ sung đa dạng và đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống thêm nước ép rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Hạn chế lao động nặng nhọc, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. giúp duy trì thể trạng khỏe mạnh, phòng ngừa và đẩy lùi nguy cơ bệnh tật
- Tránh xa bia rượu, chất kích thích, đặc biệt là các thực phẩm độc hại như thuốc lá, thuốc lào,….
- Giữ gìn môi trường sống và không gian làm việc trong lành, sạch sẽ
- Nếu làm việc trong môi trường đặc thù, nhiều hóa chất độc hại thì cần trang bị đồ bảo hộ lao động cho cơ thể
- Khi ra đường nên đeo khẩu trang, che chắn mũi cẩn thận để hạn chế nguy cơ hít phải khói bụi, chất độc hại….
- Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia
- Thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần để kiểm tra, đánh giá sức khỏe. Phát hiện triệu chứng bệnh để có biện pháp khắc phục sớm nhất
>> Có thể bạn chưa biết: Bệnh bụi phổi silic là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Trên đây là một số thông tin về tình trạng bệnh phổi trắng và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!