Bấm huyệt chữa tê tay là một trong những phương pháp chữa trị Đông y khá phổ biến, được dùng thường xuyên. Tác dụng của bấm huyệt chữa tê tay có hiệu quả thật sự hay không? Hãy tìm hiểu ngay nhé.
Tác dụng của bấm huyệt chữa tê tay
Tê tay là tình trạng không hiếm gặp, thường xảy ra khi cơ thể gặp tình trạng lưu thông khí huyết kém. Đây còn là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý cụ thể như tiểu đường, bệnh xương khớp, viêm nhiễm. Khi này người bệnh xuất hiện tình trạng tê tay, có cảm giác châm chích như kiến bò, tay nóng ran khiến bạn khó chịu. Nếu do bệnh lý bạn còn cảm thấy cứng khớp, khó cầm nắm, vận động.
Để giảm bớt tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng bấm huyệt, châm cứu. Tác dụng của bấm huyệt chữa tê tay như sau:
- Kích thích quá trình lưu thông máu, tăng cường khí huyết đi đến các chi.
- Đả thông kinh mạch.
- Tăng sự linh hoạt, dẻo dai, kéo giãn các khớp.
- Kích thích sự giải phóng endorphin của cơ thể – một hoạt chất có tác dụng giảm đau hiệu quả.
- Tăng cường sự tiết dịch, sản sinh các chất bôi trơn tại các ổ khớp.
- Làm giảm bớt các cơn tê bì tay chân, cứng khớp, giúp người bệnh cầm nắm dễ hơn.
- Hỗ trợ quá trình điều trị viêm, sưng đau các khớp.
- Hạn chế sự phát triển của các bệnh lý xương khớp, phòng ngừa tình trạng mất hay rối loạn cảm giác ở người bệnh.
Bấm huyệt mang tới những hiệu quả nhất định đối với người bị tê tay. Tuy nhiên cần bấm đúng huyệt, điều trị đúng bệnh mới có thể mang tới hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn bấm huyệt chữa tê tay
Để giảm bớt các cơn tê tay tái phát nhiều lần, bấm huyệt là liệu pháp tối ưu dành cho người bệnh. Người bị tê tay nên bấm huyệt theo hướng dẫn dưới đây.
Xoa bóp, massage phần tay bị tê
Việc xoa bóp nên nhờ người khác thực hiện sẽ dễ hơn bạn tự xoa bóp. Do cơ quan bị tê khi này là tay nên bạn khó có thể tự mình thực hiện việc này.
Người bệnh ngồi thẳng, hai tay thả lỏng. Xác định vị trí tay bị tê và chỉ rõ cho người xoa bóp thấy được các vị trí này. Nhẹ nhàng dùng các đầu ngón tay xoa bóp, massage theo vòng tròn đều đặn ở hai bàn tay để kích thích quá trình lưu thông của máu. Quá trình massage tiến hành với lực vừa đủ, không nắn quá mạnh để tránh gây đau cho người bệnh.
Sau khoảng 5 phút xoa bóp, tiến hành chụm các đầu ngón tay lại và miết nhẹ dọc theo lòng bàn tay, lặp lại liên tục trong 5 – 15 phút để thấy hiệu quả.
Sau khi massage ở bàn tay, tiến hành xoa bóp trên toàn bộ cánh tay để máu được lưu thông tốt nhất. Dồn lực vào các ngón tay, nhẹ nhàng xoa bóp dọc từ khuỷu tay xuống cổ tay, lặp lại liên tục trong 10 phút. Thực hiện đều ở cả hai cánh tay.
Bấm huyệt
Để bấm huyệt chữa tê tay, người bấm huyệt cần xác định được đúng các vị trí huyệt đạo. Khi bấm đúng huyệt sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm đau, giảm tê nhanh chóng. Bấm huyệt còn giúp cải thiện tình trạng run tay, cứng khớp ngón tay.
Các huyệt cần tác động trên cánh tay, lòng bàn tay bao gồm: huyệt Hợp cốc, huyệt Lao công, huyệt Bát tà.
Quá trình xoa bóp nên sử dụng một số dầu như dầu gió, dầu cao hoặc dầu bạc hà để giúp quá trình xoa bóp đạt hiệu quả tốt hơn.
- Xoa đều dầu lên lòng bàn tay hoặc mu bàn tay cần bấm huyết. Xoa đều để dầu được rải đều ra toàn bộ lòng bàn tay. Trong quá trình xoa bóp, xác định vị trí các huyệt đạo và xoa nhẹ xung quanh các huyệt.
- Dồn lực vào đầu ngón tay trỏ và ấn đều vào các huyệt, dùng lực vừa đủ, vừa nhấn vừa xoa tròn. Mỗi huyệt vị xoa bóp trong 2 – 3 phút để có tác dụng lực nhất định.
Thực hiện bấm huyệt đều đặn mỗi ngày một lần, liên tục trong 10 – 15 ngày bạn đọc sẽ thấy tình trạng tê tay được cải thiện rõ rệt. Lòng bàn tay hồng hào do khí huyết được lưu thông
Lưu ý khi bấm huyệt chữa tê tay
Dù bấm huyệt là phương pháp đơn giản, được sử dụng thường xuyên nhưng khi sử dụng phương pháp này người bệnh cũng cần lưu ý một số điều nhất định.
- Đây là phương pháp giảm tê bì tạm thời, an toàn do giúp đả thông kinh mạch, tăng quá trình tuần hoàn của máu nhưng không có tác dụng chữa trị tận gốc. Biện pháp này thích hợp với người bệnh tê tay do cơ học. Với trường hợp bệnh lý, bấm huyệt mang tính hỗ trợ chứ không điều trị được bệnh.
- Bấm huyệt đòi hỏi người bấm phải có hiểu biết về huyệt đạo, tuyệt đối không bấm huyệt khi không biết rõ vị trí các huyệt. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu nếu bấm sai huyệt.
- Bấm huyệt đúng vị trí kèm theo xoa bóp sẽ mang tới hiệu quả nhất định, đảm bảo an toàn cho người bị tê tay.
- Chỉ nên bấm huyệt một lần mỗi ngày, không nên lạm dùng.
- Không bấm huyệt cho người bị bệnh ung thư, người đang mang thai.
- Không thực hiện bấm huyệt khi người bệnh đang đói, có chất kích thích như cồn trong người.
- Trước khi xoa bóp cần tiến hành các động tác massage nhẹ để người bệnh thư thái, không quá áp lực.
- Dùng lực vừa đủ để không gây đau cho người bệnh, dùng lực trọng tâm vào huyệt đạo để có hiệu quả nhất định.
- Ngoài bấm huyệt nên thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp kèm theo các bài tập nhẹ nhàng dành cho bàn tay. Từ đó giúp tăng hiệu quả điều trị tê tay. Hạn chế tê tay tái phát do hoạt động nhiều hay do bê đồ vật một tư thế quá lâu.
- Tê tay là căn bệnh không nguy hiểm nhưng cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng trong việc vận động, cầm nắm. Bấm huyệt là phương pháp bạn có thể tham khảo để điều trị căn bệnh này.
Có thể thấy bấm huyệt chữa tê tay mang tới nhiều hiệu quả cho người bệnh khi muốn đả thông kinh mạch, tăng cường sự lưu thông máu của cơ thể. Tuy nhiên bấm huyệt cũng đòi hỏi những hiểu biết nhất định về huyệt vị để tránh những biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn đọc sẽ điều trị được căn bệnh tê tay và có sự thoải mái về tinh thần, sức khỏe.