Cổ họng khô, vướng víu và ngứa rát là những “phiền toái” mà viêm họng hạt gây ra cho người bệnh. Điều trị viêm họng hạt như thế nào? Uống thuốc gì để chữa dứt điểm tình trạng bệnh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc vùng hầu họng và amidan bị viêm nhiễm kéo dài khiến các mô lympho ở thành sau họng phình lên. Viêm họng hạt khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì họng đau và ngứa rát, gây trở ngại trong quá trình giao tiếp.
Triệu chứng viêm họng hạt
Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau, bạn nên tìm gặp bác sĩ để xác định chính xác xem mình có đang bị viêm họng hạt hay không:
- Ngứa rát cổ họng: Đây là triệu chứng ban đầu của viêm họng hạt. Bệnh nhân sẽ cảm thấy trong cổ họng mình ngứa rát và bị vướng bởi một vật cản gì đó. Bởi vậy, mỗi khi nói, họ sẽ muốn khạc nhổ hoặc hắng giọng, giao tiếp rất khó khăn.
- Đau họng: Đau họng là triệu chứng rõ ràng nhất của viêm họng hạt. Những cơn đau âm ỉ và đeo bám bạn mọi lúc, ngay cả khi nuốt nước bọt cũng thấy đau, tức họng.
- Bên trong họng xuất hiện những hạch đỏ: Người bệnh hoàn toàn có thể nhìn thấy, cảm nhận và sờ được những hạch này. Khi quan sát qua gương, những hạt đỏ xuất hiện trong thành họng, có kích thước to nhỏ khác nhau. Có những hạt hạch nhỏ li ti như đầu đinh ghim, có những hạt to bằng hạt đậu, hạt ngô. Thậm chí, khi bạn sờ nắn ở cổ, cũng thấy có cục cứng nổi lên, sưng và đau rát.
- Ho khan, ho có đờm: Viêm họng hạt sẽ gây ra những cơn ho khan, ho gió, ho có đờm kéo dài cho người bệnh. Ho thường xuất hiện về đêm với tần suất ngày càng nhiều làm người bệnh khó chịu và ảnh hưởng cả tới những người xung quanh.
- Ngoài ra, người bệnh viêm họng hạt còn có những triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, hắt hơi sổ mũi,…
Nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt
Viêm họng hạt nếu để lâu ngày không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ gây nên những ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để chữa viêm họng hạt tận gốc, người bệnh cần phải tìm hiểu rõ nguyên căn gây bệnh là gì?
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm họng hạt là do:
- Các yếu tố bên ngoài như: khói bụi, thời tiết, ô nhiễm môi trường và không khí, các hóa chất độc hại, hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
- Các bệnh lý như viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản: Những bệnh lý này sẽ làm suy giảm chức năng của họng, tạo điều kiện cho các ổ vi khuẩn hình thành trong cổ họng, dẫn đến phát bệnh viêm họng hạt.
- Vi khuẩn, nấm: Vi khuẩn và nấm là những tác nhân trực tiếp gây nên viêm họng hạt. Trong điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tấn công và làm phá hủy niêm mạc họng, sau đó xâm nhập vào, gây viêm nhiễm và hình thành viêm họng hạt.
Viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mạn tính thường gặp ở người trưởng thành. Nhiều bệnh nhân chủ quan không điều trị sớm và dứt điểm tình trạng bệnh, dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm:
- Biến chứng tại chỗ: Áp – xe họng, viêm tấy quanh họng, thành họng và quanh amidan.
- Biến chứng sang cơ quan khác: Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, lâu ngày có thể dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp, viêm ngoài màng tim, viêm thanh quản, viêm phổi,…
Cách chữa viêm họng hạt dứt điểm
Xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh là điều quan trọng nhất giúp bệnh nhân lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Để chữa viêm họng hạt, người bệnh có thể điều trị bằng cách:
Cắt đốt
- Cắt đốt là biện pháp sử dụng điện trường có tần suất đặc biệt tác động vào các hạt hạch, khiến chúng teo hoặc ngưng kết lại, hoại tử và rụng xuống.
- Ưu điểm của phương pháp này là thủ thuật nhanh, chính xác, an toàn cao, cổ họng phục hồi nhanh.
- Nhược điểm: Cắt đốt chỉ có thể tạm thời loại bỏ được một số hạt to, không điều trị dứt điểm viêm nhiễm xung quanh nên bệnh có khả năng cao sẽ tái phát lại như cũ.
Nhiều người bệnh viêm họng hạt không tiến hành cắt đốt mà lựa chọn sử dụng thuốc Đông, Tây y trong điều trị. Uống thuốc sẽ khiến người bệnh bớt lo sợ hơn và hạn chế được khả năng bệnh quay trở lại.
Viêm họng hạt uống thuốc gì?
Cụ thể, viêm họng hạt thì uống thuốc gì? Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc sau:
- Nhóm thuốc kháng sinh dạng viên: amoxilin, roxthromy, pennicilin,…
- Nhóm thuốc kháng sinh dạng tiêm, dạng xịt, dạng ngậm: dùng tiêm qua đường tĩnh mạch
- Thuốc kháng viêm: alphachymotrypsin
Tuy nhiên, thuốc Tây sẽ làm người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc, gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như nhờn thuốc, viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận,…
Thuốc Đông y “chậm mà chắc”
Thuốc Đông y có vẻ “khiêm nhường” hơn khi có tác dụng đến cơ thể người bệnh chậm một cách chậm hơn. Tuy nhiên, thuốc Đông y ghi điểm lại bởi sự an toàn, điều trị được tận gốc mầm bệnh và khiến bệnh khó có khả năng tái phát trở lại.
Các bài thuốc Đông y tiêu biểu đem lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh viêm họng hạt như:
Bài thuốc từ lá trâm ổi (hoa ngũ sắc, hoa cứt lợn)
- Công dụng: Tiêu viêm, hạ sốt, điều trị viêm họng hạt
- Cách sử dụng: Rửa sạch lá trâm ổi. Nhai và ngậm trực tiếp cùng gừng và muối trong vòng 30 phút, sau đó nuốt từ từ.
- Liều lượng: Sử dụng 3 lần mỗi ngày. Hiệu quả sẽ được thấy rõ sau 10 ngày sử dụng.
Bài thuốc từ các loại thảo dược thiên nhiên: Ké đầu ngựa, hà thủ ô, hoa ngũ sắc, bạch đồng nữ, dây vằng
- Công dụng: Kháng viêm, giảm sưng, điều hòa khí áp, loại bỏ hạch viêm
- Điều chế: Rửa sạch và phơi khô các nguyên liệu. Mỗi lần sử dụng lấy một nắm để sắc lấy nước uống.
- Liều lượng: Ngày uống 2 – 3 bát thuốc sắc. Sự thay đổi sẽ xuất hiện sau 5 – 7 ngày.
Bài thuốc từ cây rau tần
- Công dụng: Colein và các tinh dầu trong cây rau tần có tác dụng trị ho, giải cảm, bổ phế, tiêu đờm, kháng viêm.
- Điều chế: Rửa sạch 5 – 10 ngọn rau tần. Sau đó hấp cách thủy với đường phèn.
- Liều lượng: Ăn 3 – 4 lần mỗi ngày.
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh viêm họng hạt nên hỏi ý kiến cùng lời khuyên của các bác sĩ để biết sử dụng thuốc đúng cách, an toàn và đạt được hiệu quả điều trị cao.