Nuôi dúi hiện nay đang là một hướng đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên để mô hình này thành công cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi núi cũng như hiểu rõ được tập tính sinh trưởng của loài động vật này. Dúi được xếp vào loại đặc sản nhờ thịt ngon, mát và giàu đạm. Dúi rất dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Trước nhu cầu của thị trường, Dúi đang được bà con nông dân ở Việt Nam đưa vào nuôi. Tuy nhiên mô hình chăn nuôi dúi chưa nhiều, có thể là nhiều bà con vẫn lạ lẫm với mô hình mới này.
Kỹ thuật nuôi dúi
Để nâng cao hiệu suất thu hoạch cũng như là sự hiểu biết về loài động vật này, bạn nên lưu ý một số điều về kỹ thuật nuôi dúi:
Chọn mua dúi giống
Với bà con mới nuôi dúi lần đầu, nên mua loại dúi nhỏ để dễ thích nghi với điều kiện chăn nuôi cũng như đảm bảo sinh sản tốt hơn.
Chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi dúi
- Dúi thích hợp sống ở môi trường có ánh sáng tán xạ. Vì thế cho nên chuồng nuôi dúi nên làm nửa sáng, nửa tối, ánh sáng không chiếu trực tiếp, tránh mưa tại, gió lùa và nắng nóng.
- Bên cạnh đó bạn cần đảm bảo chuồng nuôi dúi luôn được khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát.
- Sân chuồng nên được tráng bằng bê tông dốc 1-2%, có độ dày 8-10cm để dúi không đào hang chui ra ngoài chuồng.
- Ngoài ra hệ thống thoát nước xung quanh phải được rào bằng lưới ô vuông hoặc lưới B40, có độ cao từ 1-1.5m, phía trước có thiết kế cửa ra vào thuận lợi
- Mỗi ô chuồng chỉ nên nuôi từ 1-2 con
- Ở ngoài tự nhiên, dúi thường sinh sống trong hang, vì vậy bà con cũng có thể làm hang nhân tạo cho dúi bằng tôn uốn cong hoặc bằng ống cống có đường kính 30-40cm.
Thức ăn
Dúi có thể ăn được nhiều loại thức ăn, tuy nhiên để đảm bảo cho tiêu hóa cũng như sự sinh trưởng, bà con chỉ nên cho dúi ăn thân mía, tre bánh tẻ, bông lau, tre, trúc, nứa, măng,….
Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm các loại thức ăn khác cho dúi như ngô, khoai, sắn,…
Đặc biệt, không được cho dúi ăn các loại cỏ như cỏ voi, cỏ ghi-lê vì dúi sẽ dễ bị tắc
Khẩu phần ăn trung bình cho 1 con/ngày:
- Dúi từ 2-3 tháng tuổi: Bà con nên cho dúi ăn từ 50-100g rau củ quả, 5-10g thức ăn hỗn hợp và 5-10g tinh bột như lúa, ngô, đậu các loại.
- Dúi từ 3-6 tháng tuổi: Với dúi ở giai đoạn này, bà con nên cho ăn khoảng 100-250g rau củ quả, 10-15g thức ăn tổng hợp, 5-15g thức ăn hạt thóc, đậu và 3-10g dầu lạc hoặc dầu dừa.
- Dúi từ 6-9 tháng tuổi: Giai đoạn này dúi bắt đầu trưởng thành, bà con nên bổ sung lượng thức ăn cho dúi như sau: Khoảng 250-350g rau củ quả, 15-30g thức ăn tổng hợp, 15-30g thức ăn hạt các loại và 10-20g khô dầu lạc hoặc khô dầu dừa
Trong trường hợp không có khô dầu dừa, không dầu phộng bà con có thể thay thế bằng giun đất, côn trùng, thức ăn tinh hỗn hợp của gà hay vịt 1 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, không phải lúc nào bà con cũng áp dụng một cách máy móc về khẩu phần ăn cho dúi như trên mà có thể điều chỉnh lượng thức ăn cho dúi được. Ví dụ, nếu đầu 12 giờ cho ăn thấy dúi ăn hết thì có thể bổ sung thêm hoặc nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt cho lần sau.
Khi đã cho dúi ăn đủ các loại rau củ quả tuổi thì không cần cho dúi uống thêm nước hoặc nếu cho uống thì rất ít.
Đảm bảo cho dúi ăn những thực phẩm tươi, xanh, sạch để phòng bệnh tiêu chảy
Dúi thường chịu được rét hơn chịu được nóng. Vì vậy nếu nóng trên 35 độ C cần lắp đặt quạt thông gió cho thoáng mát
Thu hoạch
Dúi giống để nuôi thường được 2-3 tháng tuổi, trọng lượng mỗi con là từ 1,5-2kg. Trước khi bán thịt 30-40 ngày bà con nên vỗ béo cho dúi bằng cách cho chúng ăn cơm, tấm gạo, ngô xay trộn với thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn tinh hỗn hợp của gà hoặc vịt.
Cách nuôi dúi sinh sản
- Bước 1: Kiểm tra dúi cái động lực
Kiểm tra bằng cách xách đuôi con Dúi cái lên, nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hồng, đưa tay vuốt nhẹ thấy lồi ra, bộ phận sinh dục có thể bị ướt thì con cái đã có biểu hiện động dục.
- Bước 2: Tiến hành ghép đôi
Chọn con đực thả vào chuồng cái và quan sát, nếu thấy hai con quấn quýt nhau thì để nguyên vậy, còn nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác.
Sau 2 ngày nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục xe lại thì con cái đã được đực. Còn nếu chưa thì nên để con cái và con đực ở với nhau trong vòng một tuần nữa.
Lưu ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà hợp nhau thì nên đánh dấu lại để lần giao phối sau sử dụng tiếp. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa 5 con cái.
- Bước 3: Chăm sóc dúi mang thai
Sau khi dúi cái được đực thì chú ý chế độ ăn phải đủ tre, mía và bổ sung thêm ngô hoặc khoai lang và củ sắn.
Phòng và chữa bệnh cho dúi
Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Con dúi là động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng mạnh vì thế nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, bà con cũng không nên chủ quan một số bệnh vẫn có thể xảy ra như bệnh ngoài da, bệnh đường ruột.
- Bệnh ngoài da: Bà con có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Hàng tháng nên vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh khu vực dúi sống.
- Bệnh đường ruột: Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống,…
Trên đây là một số kỹ thuật nuôi dúi mà những ai mới bắt đầu mô hình này cần chu ý. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình nuôi dúi.
Chúc bà con thành công!