Đau nhói sau lưng là tình trạng mà hầu như ai cũng từng gặp phải trong quá trình sinh hoạt và làm việc.. Thế nhưng lại không biết tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng đau nhói ở sau lưng và biết cách khắc phục hiệu quả bạn đọc hãy dành vài phút theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Đau nhói sau lưng bên trái
Đau nhói sau lưng bên trái là hiện tượng rất phổ biến ở nhóm người thường xuyên phải vận động, làm việc nặng nhọc hoặc người cao tuổi. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng này có thể mắc phải do một số nguyên nhân sau:
- Chấn thương, căng cơ
Chấn thương, căng cơ thường xảy ra khi bạn vận động mạnh đột ngột hoặc lao động nặng nhọc. Tác động lực quá mạnh khiến các cơ, gân, dây chằng bị căng giãn quá mức, thậm chí là bị đứt gãy. Từ đó gây ra cảm giác đau nhói sau lưng bên trái.
- Do bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi Việt Nam. Đây là tình trạng đĩa đệm bị chèn ép với áp lực lớn và lệch ra khỏi 2 đốt sống liền kề. Sự lệch lạc về vị trí của đĩa đệm làm tăng áp lực cho bó cơ, dây thần kinh xung quanh. Dần dần dẫn đến hiện tượng đau lưng, các cơn đau nhói trở nên khó chịu và dữ dội hơn khi vận động mạnh.
- Đốt sống bị gãy
Gãy đốt sống là tai nạn thường gặp khi bạn bị va chạm hay tai nạn trong quá trình làm việc, di chuyển xe cộ hoặc chơi thể thao. Phần đốt sống bị gãy sẽ chèn ép lên dây chằng, dây thần kinh và các gân cơ xung quanh. Điều này khiến cho người bệnh thường gặp phải cảm giác đau nhói sau lưng bên trái. Kèm theo đó là tình trạng tê liệt, ngứa ran, tê bì tứ chi và căng cứng cơ khớp gây khó khăn cho việc vận động.
- Bệnh viêm khớp
Khổ khớp là bộ phận trọng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động và đảm bảo tính linh hoạt cho hệ vận động. Chính vì vậy, khi khớp bị viêm sẽ làm giảm tính linh hoạt cho các cử động khớp. Đồng thời gây ra triệu chứng đau nhói sau lưng bên trai, đau vai gáy, tê bì chân tay, cứng khớp, khả năng vận động bị giới hạn.
- Đau nhói sau lưng bên trái do đau tim
Cơn đau tim sẽ xuất hiện khi tim không được cung cấp đủ oxy để hoạt động một cách bình thường. Bệnh thường xảy ra do các mảng bám chặt ở động mạch vành làm tổn thương tim. Từ đó dẫn đến tình trạng đau lưng trái, đau tức ngực. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ đi kèm các triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, tê tay, đổ mồ hôi,…
Đau nhói sau lưng bên phải
Bên cạnh các cơn đau nhói sau lưng bên trái thì cơn đau bên lưng phải cũng cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe mà mọi người cần lưu ý. Các bệnh lý thường gặp dẫn đến cơn đau nhói sau lưng bên phải là:
- Bệnh về thận
Trên cơ thể người có 2 quả thận nằm ở 2 bên cột sống và phía dưới lồng ngực. Trong đó thận phải nằm ở vị trí thấp hơn thận bên phải một chút. Các bệnh về thận thường gặp nhất là nhiễm trùng thận, sỏi thận, thận hư,…. Khi quả thận bị tổn thương, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau nhói sau lưng bên phải, đi tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu buốt,… Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên thăm khám y tế kịp thời để phòng ngừa các biến chứng xấu do tổn thương thận gây ra.
- Bệnh về cột sống
Thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, gai cột sống,… được biết đến là các bệnh lý điển hình gây ra triệu chứng đau nhói sau lưng. Đây là các bệnh về xương khớp khá phổ biến ở người cao tuổi, người lao động nặng và những người có thói quen sinh hoạt, làm việc không khoa không.
Khi các triệu chứng bệnh về cột sống bùng phát, bên cạnh cơn đau nhói sau lưng, bạn còn gặp phải một số biểu hiện đi kèm như: Tê bì chân tay, rối loạn cảm giác, cảm giác như có kiến bò hoặc châm chích bên trong da thịt… Tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn khi cử động, cơn đau nhức lan tỏa khắp cột sống, vùng hông và các chi khiến cho việc sinh hoạt, vận động trở nên khó khăn. Từ đó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, tâm lý cũng như sức khỏe của người bệnh.
Cách điều trị đau nhói sau lưng
Thông thường, để điều trị các bệnh lý gây đau nhói sau lưng, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng một số phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây giúp giảm đau nhanh, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh thường được sử dụng là: Paracetamol, Hapacol,… Bên cạnh đó bệnh nhân cũng được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm (Voltaren, Ibuprofen,…) và các loại thuốc giãn cơ (Mydocalm, Myonal,…) để kiểm soát triệu chứng bệnh, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.
- Thực hiện các bài tập thể lực
Yoga, bài tập Kegel,…. là các bài tập giản giản nhưng có thể giúp giảm đau nhanh, hiệu quả và an toàn mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Các động tác tập luyện đem lại tác dụng tốt trong việc tăng cường sự linh hoạt cho cơ, xương khớp, giảm sự chèn ép tủy sống, dây thần kinh. Từ đó giúp người bệnh có thể sinh hoạt, làm việc bình thường.
- Vật lý trị liệu
Chườm nóng, chườm lạnh, tắm nước khoáng, chiếu tia hồng ngoại, châm cứu, bấm huyệt,…. đều là các liệu pháp giúp tăng cường tuần hoàn máu. Đem lại tác dụng tốt trong việc giải phóng áp lực gân cơ, dây chằng, đem lại hiệu quả giảm đau nhanh và an toàn.
- Phẫu thuật
Trong những trường hợp đau nhói sau lưng mức độ nghiêm trọng và không đáp ứng được với phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định điều trị bằng cách phẫu thuật. Cách làm này giúp loại bỏ các tổn thương và sự chèn ép dây chằng, dây thần kinh gây đau nhói sau lưng. Tuy nhiên người bệnh nên thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tình trạng đau nhói sau lưng và giải pháp khắc phục. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích và điều trị bệnh hiệu quả. Chúc sức khỏe!