Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Ở Việt Nam bệnh lý đang ngày một gia tăng gây nhiều diễn biến nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và thậm chí là gây tử vong.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tên tiếng anh Chronic Obstructive Pulmonary Disease – viết tắt COPD) là tình trạng tắc nghẽn thông khí phổi được xác định là sự suy giảm thông khí mạn tính. Hiện tượng này sẽ thường chuyển biến xấu đi theo thời gian. Hầu hết trường hợp các bệnh nhân mắc viêm phế quản mạn tính có COPD. Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình như ho, có đờm, khó thở.
Theo thống kê cho thấy có đến 90% các ca mắc COPD là do hút thuốc lá. Ngoài ra, bệnh cũng có nguyên nhân đến từ các yếu tố di truyền, môi trường không khí bị ô nhiễm… Việc tiếp xúc lâu dài với các yếu tố kích thích này gây ra phản ứng viêm dẫn đến hậu quả là các đường dẫn khí nhỏ bị co hẹp dẫn đến sự phá hủy mô phổi còn gọi là khí phế thủng.
Ngày nay, COPD đang gây ra ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số tức là 330 triệu người trên toàn thế giới. Đây cũng là căn bệnh được xếp hạng 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo đó, con số này sẽ tiếp tục gia tăng vì tỷ lệ người hút thuốc đang tăng lên và dân số các nước phát triển thì có xu hướng già đi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?
Các bệnh nhân có dấu hiệu ho dai dẳng, ho có sinh đờm nhiều năm thì sẽ dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn khí. Các triệu chứng bệnh có thể gây nhầm lẫn với viêm phổi. Để chẩn đoán chắc chắn COPD, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng máy đo chức năng phổi – hô hấp kế. Máy sẽ xác định bệnh nhân có bị phổi tắc nghẽn mạn tính hay không. Đây cũng là căn bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy gây ra nhiều khó khăn trong điều trị.
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào giúp thay đổi được những diễn biến xấu của bệnh. Do đó, hầu hết quá trình điều trị đều là giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát các đợt tắc nghẽn cấp. Người bệnh cần thực hiện nghiêm túc và liên tục việc chữa trị. Như vậy sẽ giúp kiểm soát tối đa sự phát triển của bệnh.
Bệnh phổi tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu?
Căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu còn tùy thuộc vào người bệnh có cố gắng ngăn chặn sự tiến triển của chúng hay không. Do đó, để điều trị COPD, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát duy trì liên tục. Một trong số những cách tốt nhất để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh là cai nghiện thuốc lá. Đồng thời bạn cũng cần tránh xa khói thuốc lá và các kích thích từ môi trường như bụi, hóa chất, ô nhiễm không khí…
Mặc dù không có cách nào biết chính xác được người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu. Nhưng bạn hoàn toàn có thể dự đoán thời gian chung sống với COPD dựa trên 4 yếu tố sau.
- Chỉ số khối cơ thể BMI: BMI quá thấp hay còn gọi là người bệnh quá gầy sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh.
- Mức độ tắc nghẽn luồng không khí: Đo được bặc thể tích không khí thoát ra ngoài trong 1s (FEV1). Yếu tố này dự báo chính xác nhất tỷ lệ sống sót của người bệnh COPD.
- Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng: Các nhận thực về triệu chứng COPD của người bệnh được chuyển thể thành giá trị có thể đo lường được mMRC.
- Năng lực tập thể dục: Kiểm tra được bằng một bài tập đi bộ 6 phút giúp cung cấp thông tin về khả năng vận động thường ngày. Đánh giá được các phản ứng của cơ quan tim, phổi, hệ tuần hoàn và giúp ước tính cả tỷ lệ tử vong.
Nhiều trường hợp người bệnh có thể trạng tốt cùng với các chỉ số ở mức phù hợp có thể sống trong khoảng 4,5 năm hoặc hơn.
Cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Mỗi người khi thấy có dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe đường hô hấp cần tới các cơ sở y tế khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sớm nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Mặc dù là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng cũng có rất nhiều phương pháp điều trị COPD giúp giảm triệu chứng hiệu quả. Cụ thể như:
- Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giãn phế quản giúp bệnh nhân dễ thở hơn và cải thiện các triệu chứng tắc nghẽn.
- Tiêm vaccine phòng bệnh: Một số bệnh cần được phòng ngừa trong thời gian điều trị như vaccine phòng cúm, liệu pháp oxy, thuốc ngừa phế cầu…
- Phẫu thuật: Đây là phương án điều trị cuối cùng cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau khi dùng thuốc cũng không có kết quả.
Phác đồ điều trị COPD của Bộ y tế
Theo các chuyên gia y tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được điều trị theo từng giai đoạn với các phương pháp khác nhau. Tham khảo ngay phác đồ điều trị COPD theo từng giai đoạn dưới đây.
Giai đoạn | Phương án điều trị được khuyên dùng |
Tất cả | Tránh các yếu tố nguy cơ, tiêm phòng bệnh cúm |
I | Dùng thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn hạn |
II | Điều đặn dùng các loại thuốc giãn phế quản, Glucocorticosteroid khí dung trong trường hợp các triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp đáp ứng. Kết hợp tập luyện hít thở nhẹ nhàng. |
III | Điều trị với các thuốc giãn phế quản, Glucocorticosteroid khí dung khi triệu chứng lâm sàng, chứng năng hô hấp có đáp ứng và trong các đợt bộc phát cấp. Kết hợp luyện tập hít thở. |
IV | Vẫn điều trị đều đặn bằng thuốc giãn phế quản, điều trị các biến chứng, oxy liệu pháp kéo dài, Glucocorticosteroid khí dung nếu chức năng hô hấp có đáp ứng, các đợt tái phát cấp. |
>> Tìm hiểu thêm: Suy hô hấp cấp là gì?
Trên đây là các thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Chúng ta có thể thấy được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Do đó, cần bảo vệ sức khỏe hô hấp thật tốt kết hợp tập luyện và cai bỏ thuốc lá để thay đổi nguy cơ mắc bệnh.