Cột sống là một bộ phận đóng vai trò quan trọng, đóng vai trò nâng đỡ cơ thể người. Để hiểu rõ hơn về chức năng cũng như cấu tạo cột sống, bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây.
Giải phẫu cột sống con người
Cột sống người hay còn gọi là xương sống kéo dài từ nền sọ xuống phần cuối cùng của xương chậu. Với kết cấu như vậy, cột sống đóng vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động sống của cơ thể. Cột sống chính là phần trụ cột có tác dụng nâng đỡ, bảo vệ dây thần kinh, tủy sống khỏi những tác động, chấn thương từ bên ngoài.
Theo cấu tạo giải phẫu, cột sống được chia thành 3 phần rõ rệt bao gồm: Cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống thắt lưng. 3 phần này được liên kết với nhau tạo cho cột sống một đường cong hình chữ S tự nhiên. Cụ thể:
- Cột sống cổ: Là bộ phận nằm ở phía trên cùng của cột sống. Cấu tạo cột sống cổ bao gồm 7 đốt và được chuyên gia đánh dấu theo thứ tự từ C1 đến C7. Chức năng của cột sống cổ là giúp bộ phận này cử động được linh hoạt hơn và nâng đỡ xương sọ. Đường cong của cột sống cổ hướng vào trong và được đặt tên khoa học là lordotic.
- Cột sống ngực: Đây là phần cột sống dài nhất và được đánh số thứ tự từ T1 đến T12. Phần cột sống ngực được gắn chặt với các xương sườn với nhiệm vụ bảo vệ nội tạng bởi những tác động từ bên ngoài. Khác với cột sống cổ thì cột sống ngực có đường cong hướng ra phía ngoài.
- Cột sống thắt lưng: Hay còn gọi là cột sống lưng dưới, bộ phận này bao gồm 5 đốt sống và được quy ước bằng kí tự từ L1 đến L5. Cột sống thắt lưng đóng vai trò nâng đỡ hầu hết trọng lượng cơ thể nên phải chịu áp lực vô cùng lớn. Do đó, bộ phận này cũng là vị trí dễ chịu tổn thương nhất. Đường cong sinh lý của cột sống thắt lưng hướng cong vào trong.
Thông thường, mỗi người trưởng thành thường có từ 33 đến 35 đốt sống. Các xương sống được liên kết với nhau bằng những đĩa đệm. Phần cuối cùng của cột sống được gọi là xương cùng và xương cụt. Chúng đều nằm ở vị trí lưng dưới.
Cấu tạo của cột sống
Xét về cấu tạo cột sống, đây là bộ phận được tạo thành từ nhiều xương xếp chồng lên nhau thành khối vững chắc nhờ kết cấu 4 thành phần. Cụ thể:
- Đốt sống: Đây là bộ phận phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài cơ thể và dễ lão hóa theo thời gian. Các đốt sống được tạo thành một lớp vỏ bọc để bảo vệ dây thần kinh bên trong tủy sống. Cấu tạo của đốt sống bao gồm thân, cung và lỗ đốt sống. Khi đốt sống bị tổn thương, đa phần người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó di chuyển và thậm chí cả bất động tại chỗ.
- Đĩa đệm: Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống để kết nối các đoạn xương lại với nhau. Vai trò chính của đĩa đệm là giảm sự ma sát giữa đốt sống trong quá trình vận động và giảm lực tác động lên bộ phận này. Đĩa đệm chính là chất keo dính giúp cột sống vận động linh hoạt và di chuyển nhanh nhẹ hơn. Khi đĩa đệm bị tổn thương sẽ khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh và gây ra các cơn đau khó chịu. Bệnh liên quan đến đĩa đệm phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm, gây ra cho người bệnh nhiều hệ lụy nguy hiểm.
- Tủy sống: Trong cấu tạo của tủy sống gồm nhiều dây thần kinh đóng vai trò tiếp nhận và gửi thông tin từ não đến ống sống. Nhờ đó, não có thể điều khiển được các hoạt động sống của con người. Tủy sống khi chạy qua ống sống sẽ phân thành nhiều nhánh khác nhau với các nhiệm vụ cụ thể. Các dây thần kinh tại cột sống cổ đóng vai trò kiểm soát phần thân trên và cánh tay, dây thần kinh cột sống ngực kiểm soát phần bụng và ngực, dây thần kinh thắt lưng kiểm soát hoạt động của chân và ruột.
- Mô mềm: Cấu tạo của mô mềm bao gồm dây chằng, gân và cơ bắp. Trong đó, mỗi bộ phận lại giữ một nhiệm vụ khác nhau như: Gân kết nối cơ với xương, dây chằng liên kết xương để tăng sức mạnh cho khớp, cơ bắp hỗ trợ cơ thể chuyển động linh hoạt.
Chức năng của cột sống
Như đã nói ở trên, cột sống có cấu tạo khá phức tạp do chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể người. Một số chức năng quan trọng nhất có thể kể đến của cột sống như:
- Cột sống đóng vai trò kết nối các đoạn xương lại cùng nhau và chống đỡ cơ thể, giúp cơ thể di chuyển và vận động. Nhờ vậy, con người có thể tự do hoạt động và thực hiện các động tác một cách linh hoạt và dễ dàng. Ngoài ra, để giúp cơ thể đứng thẳng cũng cần sự liên kết chặt chẽ của các đoạn xương cấu tạo nên cột sống.
- Cấu tạo cột sống bao gồm nhiều đĩa đệm kết nối các đoạn xương lại. Do đó, các đĩa đệm này cũng có tác dụng phân tán lực khi có tác động mạnh từ bên ngoài tới cơ thể. Nhờ vậy, hạn chế tình trạng chấn thương, tổn thương đến xương và các bộ phận nội tạng.
- Cột sống có hình dáng chữ S và độ cong tự nhiên. Nhờ vậy, luôn giữ cấu tạo cột sống ở một trạng thái ổn định. Bên cạnh đó, với hình dáng như vậy, sẽ hỗ trợ bảo vệ đốt sống, giảm xóc và hạn chế tối đa tình trạng gãy xương.
- Cột sống có cấu tạo xương khá vững chắc, do đó có thể bảo vệ được tủy sống. Đây là bộ phận chi phối mọi hoạt động sống của cơ thể nên cần tránh tổn thương tối đa.
- Cột sống cùng với xương sườn và xương chậu kết hợp cùng nhau để tạo thành bộ khung xương vững chắc, tạo điểm tựa cho việc bảo vệ nội tạng trong lồng ngực và ổ bụng. Đồng thời, sự liên kết này cũng tạo điểm tựa cho các cơ bắp trong cơ thể.
- Cột sống là bộ phận xương dài nhất nên giúp kết nối các phần xương khác trong cơ thể như xương các chi, xương sọ….
Các bệnh thường gặp ở cột sống
Cột sống có chức năng, vai trò cực kỳ quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động thường ngày của con người nên rất dễ gặp phải các bệnh lý sau:
- Thoái hóa cột sống
- Gai cột sống
- Thoát vị đĩa đệm
- Cong vẹo cột sống
- Đau dây thần kinh tọa
- Chấn thương cột sống
Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về cấu tạo cột sống cũng như chức năng của bộ phận này. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa được các căn bệnh về cột sống hiệu quả nhất. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!
>> Xem thêm:
- Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không?
- Thuốc Đông y trị thoái hoá cột sống có tốt không? Cần lưu ý gì?