Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Cha mẹ cần trang bị trước những kiến thức về triệu chứng này để có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm
Thở khò khè là hiện tượng bất thường xảy ra khi đường hô hấp dưới của trẻ bị tắc. Tiếng thở gần giống như tiếng ngáy, khò khè trong cổ, nghe như có đờm. Tiếng khò khè có thể nghe rõ được từ xa khi bé thở mạnh, hoặc khi áp tai gần sát miệng bé nếu bé thở nhẹ.
Trẻ thở khò khè có thể là do những nguyên nhân sau:
- Trẻ mắc hen suyễn: Khi bé bị hen suyễn rất dễ thở khò khè khi ngủ. Nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây dị ứng, cơn khò khè chuyển biến trở nên nặng hơn.
- Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Các thành phần axit trong dạ dày trào ngược từng cơn lên vùng thực quản, chảy vào đường hô hấp gây cho bé những cơn khò khè khó chịu.
- Nếu trẻ thở khò khè kèm theo ho, sốt cũng có thể đó là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.
- Nguy hiểm hơn, trẻ sơ sinh thở khò khè, ho nhiều và khàn tiếng còn có nguy cơ bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản bị các mạch máu lớn chèn ép.
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm còn có thể là do bé bị viêm amidan cấp tính. Trong trường hợp này, bé sẽ có thêm triệu chứng ho và sưng phù ở vòm cằm, họng.
Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đến gặp bác sĩ
Nếu trẻ thở khò khè như có đờm kèm theo các triệu chứng sau, bố mẹ phải đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám ngay:
- Mặt bé tím tái, có biểu hiện khó thở, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.
- Trẻ sốt cao, nôn ói.
- Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở
- Trẻ thở không đều, khó khăn và gắng sức để hít vào.
- Tình trạng thở khò khè kéo dài từ 3 – 4 tuần mà không dứt.
- Bé có tiền sử về bệnh hen suyễn.
Loại sạch đờm khiến trẻ bớt thở khò khè
Để trẻ bớt khó chịu, bố mẹ có thể tiến hành rút sạch đờm cho trẻ theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một lọ nước muối sinh lý natri 0,9%.
- Bước 2: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ khoảng 1/3 – 1/2 lọ dung dịch vào mũi trẻ (tùy vào mức độ nặng nhẹ của các cơn khò khè).
- Bước 3: Nhanh chóng lật bé nằm úp vào đùi mẹ sao cho phần đầu thấp hơn phần lưng và hông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và mạnh vừa phải vào lưng giữa 2 bả vai để bé nôn hết dịch đờm ra ngoài.
Trong trường hợp trẻ không thể tự nôn ra dịch đờm, sau khi nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ các mẹ cần:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng trên một mặt phẳng.
- Bước 2: Một tay giữ đầu trẻ, tay kia đưa nhẹ vào một trong hai bên má của trẻ và ngoáy nhẹ để kích thích trẻ nôn ra đờm.
Lưu ý: Trước khi tiến hành loại đờm cho trẻ, bố mẹ cần phải vệ sinh thật kỹ chân tay để tránh cho vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc với trẻ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi trẻ thở khò khè như có đờm
Khi bé bệnh, các bố mẹ cũng nên để ý và chăm sóc cho bé kỹ càng hơn. Cụ thể:
- Giữ ấm cho trẻ: Khi cơ thể bé bị lạnh nguy cơ trẻ mắc bệnh sẽ rất cao. Bởi vậy, hãy lưu ý giữ ấm cho trẻ mọi lúc, đặc biệt là khi đi ra ngoài và khi thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường.
- Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống kháng sinh. Kháng sinh có thể chữa cho trẻ khỏi khò khè ngay lúc ấy nhưng nguy cơ cao để lại các biến chứng nguy hiểm sau này. Thêm nữa, việc dùng kháng sinh từ sớm có thể khiến bé bị kháng kháng sinh sau này. Trong trường hợp bé mắc các bệnh nặng hơn sẽ rất khó điều trị. Vì thế, nếu muốn cho trẻ dùng kháng sinh để khỏi nhanh, cần hỏi thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
- Bổ sung thêm nước và sữa cho trẻ: Khi trẻ mệt, các mẹ nên cho bé uống thêm nhiều nước ấm, đồng thời cho trẻ bú tích cực hơn. Nước và sữa mẹ vào cơ thể bé sẽ giữ ấm cho đường hô hấp của bé, giúp long đờm và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Xây dựng cho bé chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
- “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày ngay cả khi bé chưa có triệu chứng nhiễm bệnh.
Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm, bố mẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian để chữa cho bé. Những thảo dược thiên nhiên lành tính sẽ giúp bé điều trị bệnh an toàn, không gây nguy hiểm và biến chứng.
Mẹo hết thở khò khè cho trẻ tại nhà
Dưới đây là các công thức từ những nguyên liệu có sẵn trong bếp, bố mẹ có thể thực hiện tại nhà để giúp trẻ sơ sinh khỏi thở khò khè như có đờm.
(Lưu ý: Những công thức này chỉ áp dụng cho trẻ sơ sinh trên 6 tuổi)
- Sử dụng tỏi: Lấy 4 tép tỏi ra xay hoặc băm nhuyễn. Sau đó thêm vào 250ml nước sôi, 5ml nước hành và 1 chút muối. Khuấy đều rồi cho bé uống nước tỏi 2 – 3 lần/ ngày.
- Sử dụng lá hẹ: Lá hẹ đem rửa sạch, thêm đường phèn vào và hấp cách thủy. Sau đó lấy phần nước cho bé uống. Ngày uống 2 – 3 muỗng canh cà phê.
- Sử dụng lê: Chọn một quả lê ngon, rửa sạch, gọt bỏ và bỏ hạt. Tạo một khoang tròn phía trong quả lê. Cho đường phèn và 1 lít nước vào quả lê, đậy nắp, hấp cách thủy trong khoảng 30 phút. Sau đó lấy nước trong quả lê cho trẻ uống từ 3 – 4 lần/ ngày.
Ngoài ra bố mẹ cũng có thể sử dụng dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn tay và bàn chân cho trẻ để giữ ấm cho cơ thể trẻ, giúp mũi lưu thông và giấc ngủ của bé ngon hơn.
Trẻ sơ sinh là đối tượng vô cùng nhạy cảm và rất khó chăm sóc. Vì vậy, bố mẹ nên đặc biệt quan tâm đến trẻ trong giai đoạn này. Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bố mẹ trong việc bảo vệ sức khỏe cho con.
Xem ngay: Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi