Bệnh vôi hóa cột sống nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể gây ra những hậu quả rất khó lường. Để biết vôi hóa cột sống là gì và có biện pháp phòng ngừa điều trị bệnh hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Vôi hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống còn được gọi là bệnh gai cột sống. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm điển hình về xương khớp cột sống xảy ra do sự lắng đọng canxi tại cột sống. Các tinh thể canxi bám vào thân và mỏm ngang của đốt sống. Từ đó chèn ép lên các dây chằng, mạch máu và cấu tạo mô cơ xung quanh chúng. Khiến khả năng vận động của người bệnh dần suy giảm theo mức độ bệnh. Kèm theo đó là tình trạng đau nhức vô cùng khó chịu.
Bệnh vôi hóa cột sống có thể xảy ra ở tất cả các đốt sống trên cơ thể. Tuy nhiên, đốt sống lưng và đốt sống cổ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nâng đỡ cơ thể và thường xuyên phải cử động để duy trì các hoạt động thường ngày. Vì vậy, hai vị trí này thường dễ bị vôi hóa với mức độ nghiêm trọng nhất.
Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vôi cột sống gồm:
- Yếu tố tuổi tác: Khi về già, cơ thể sẽ bị lão hóa tự nhiên theo vòng tuần hoàn sinh lão bệnh tử của con người. Điều này khiến cho khả năng sản xuất tế bào và sửa chữa tổn thương trên cơ thể ngày càng kém hiệu quả hơn. Gây ra hiện tượng vôi hóa cột và nhiều vấn đề khác đối với sức khỏe.
- Chấn thương hoặc tai nạn: Các chấn thương về xương khớp trong quá trình làm việc khiến quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn và diễn ra ngay tại vết thương cũ. Đây cũng chính là lý do bệnh vôi hóa cột sống ngày càng bị trẻ hóa về độ tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chất dinh dưỡng là yếu tố cần thiết nhất trong việc phát triển và duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến sức khỏe giảm sút, đẩy nhanh tốc độ lão hóa và dẫn đến vôi hóa cột sống.
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, vôi hóa cột sống còn có thể xảy ra do một số yếu tố nguy cơ như: Lao động nặng, lười vận động, ngồi sinh hoạt, làm việc không đúng tư thế,… Những vấn đề này khiến xương khớp, cột sống phải chịu áp lực lớn hơn rất nhiều so với bình thường. Từ đó làm tăng nguy cơ lão hóa dù ở độ tuổi còn trẻ và gây ra bệnh vôi hóa cột sống.
Bên cạnh đó, các vấn đề về cân nặng, thừa cân béo phì hay tính chất di truyền cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ vôi hóa cột sống mà mọi người cần lưu ý.
Dấu hiệu vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống là bệnh mãn tính có diễn tiến chậm. Tuy nhiên mọi người có thể phát hiện bệnh sớm thông qua các biểu hiện như:
- Cơn đau bất thường tại cổ, vai gáy: Tình trạng này xảy ra do các dây thần kinh tại đây bị chèn ép, cản trở quá trình tuần hoàn máu dẫn đến sự đau nhức âm ỉ ở đốt sống cổ. Cơn đau có xu hướng lan tỏa và tăng nặng khi vận động.
- Tình trạng tê bì chân tay: Dấu hiệu này xảy ra khi tủy sống bị chèn ép làm tê liệt cảm giác của người bệnh. Người bệnh bắt đầu mất cảm giác trong việc phân biệt nóng, lạnh.
- Rối loạn tiểu tiện, đại tiện: Đây vừa là triệu chứng vừa là hậu quả nghiêm trọng của bệnh vôi hóa cột sống mà mọi người cần chú ý
Tùy vào mức độ đau và thể trạng cụ thể của mỗi người, bệnh vôi cột sống còn có thể đi kèm theo một số biểu hiện như: Hoa mắt, chóng mặt, suy giảm thị lực, suy giảm trí nhớ,…
Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Cũng như các bệnh về cột sống khác, vôi hóa đốt sống cổ ít có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, những hậu quả mà nó có thể gây ra rất nguy hiểm và khó lường.
Nếu không được can thiệp kịp thời, vôi cột sống có thể dẫn đến những biến chứng nguy hại như:
- Mắc các bệnh về xương khớp, cột sống, điển hình nhất là thoát vị đĩa đệm, hẹp tủy sống,… khiến cho việc khám chữa trở nên khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều. Hẹp tủy sống còn có thể dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não, rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh
- Biến dạng xương: Sự hình thành của gai xương cột sống sẽ khiến cột sống bị méo mó, biến dạng. Từ đó khiến cơ thể người bệnh bị mất cân đối, không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý mà còn gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày.
- Bại liệt: Nguyên nhân là vôi hóa cột sống khiến quá trình tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể bị kém hiệu quả. Các tế bào không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dần dần sẽ teo nhỏ lại. Hệ quả cuối cùng là dẫn đến bại liệt.
Vôi hóa cột sống có chữa được không?
Vôi hóa cột sống là căn bệnh thuộc về yếu tố lão hóa tự nhiên của cơ thể. Càng để lâu, bệnh càng có điều trị và hiệu quả điều trị càng giảm đi theo mức độ bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện, can thiệp kịp thời bệnh có thể chữa được bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Hiện nay, căn bệnh này đang được điều trị bằng một số phương pháp như:
- Sử dụng thuốc tây
- Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu
- Chữa vôi hóa cột sống bằng các mẹo dân gian từ các loại thảo mộc như ngải cứu, lá lốt, cỏ xước,…
- Điều trị không dùng thuốc bằng cách chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu,…
Các phương pháp này giúp cải thiện một phần triệu chứng bệnh, giảm đau nhức, tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp. Từ đó giúp người bệnh có thể cử động, làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, để việc chữa bệnh mang lại hiệu quả cao nhất và phòng tránh các yếu tố rủi ro không mong đợi. Mọi người nên áp dụng bài thuốc An Cốt Nam của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Bài thuốc giúp điều trị bệnh từ nguyên nhân, khắc phục tận gốc triệu chứng bệnh. Đồng thời giúp làm chậm quá trình lão hóa, hướng tới việc đạt được kết quả lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe.
Vôi hóa cột sống là bệnh lý nguy hiểm về sức khỏe. Tuy không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng hậu quả của bệnh gây ra là rất nghiêm trọng. Do đó, mọi người nên nâng cao kiến thức về việc phòng ngừa, điều trị bệnh để tránh xảy ra những biến chứng xấu cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm:
- Gai đốt sống cổ dấu hiệu nhận biết và uống thuốc gì?
- Khám gai cột sống ở bệnh viện, phòng khám nào uy tín, kết quả chính xác?