Thoái hóa khớp khuỷu tay gây tê mỏi, đau nhức và hạn chế các hoạt động ở tay của người bệnh. Đây là một bệnh lý không nên xem thường bởi nếu không điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ biến dạng khớp. Để hiểu rõ hơn về bệnh, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
Thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?
Thoái hóa khuỷu tay là tình trạng các sợi gân bám ở ụ xương ngoài của khuỷu tay bị viêm. Lúc này, sụn khớp ở khuỷu tay trở nên mỏng hơn, bề mặt khớp cứng hơn ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Độ tuổi mắc chứng thoái hóa khớp khuỷu tay thường từ 40 – 55 tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp này, người bệnh nên tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh hoặc điều trị kịp thời.
Nguyên nhân thoái hóa khuỷu tay
Ngoài nguyên nhân thường gặp do tuổi tác khiến xương khớp lão hóa và dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp khuỷu tay, một số nguyên nhân dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Chấn thương: Những người chịu các chấn thương nặng như ngã, tai nạn khiến mặt khớp bị nứt hoặc trật có thể dẫn đến khớp khuỷu tay tổn thương và dễ bị thoái hóa.
- Tổn thương dây chằng: Những người bị tổn thương dây chằng do vận động, mang vác đồ có thể khiến khớp khuỷu tay sưng viêm dẫn đến thoái hóa.
- Vận động quá mức khớp khuỷu tay như mang vác vật nặng, căng khuỷu tay nhiều khiến bộ phận này bị tổn thương dẫn đến thoái hóa.
- Viêm gân: Dẫn đến thoái hóa khớp khuỷu tay.
- Viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu tay: Tình trạng này khiến lượng dịch cung cấp cho sụn khớp không ổn định dẫn tới thoái hóa.
Triệu chứng thoái hóa khớp khuỷu tay
Triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp khuỷu tay là đau và nhức mỏi ở khuỷu tay, cánh tay của người bệnh. Ngoài ra, bệnh lý này còn kèm theo nhiều triệu chứng dễ nhận biết như:
- Vùng khuỷu tay nhức mỏi, đau âm ỉ kéo dài sau đó lan dần xuống phần cẳng tay, bàn tay và các ngón tay.
- Khớp khuỷu tay nóng đỏ, sưng viêm
- Người bệnh cảm giác cứng và nhức khuỷu tay vào buổi sáng sớm hoặc đêm khuya.
- Vận động cánh tay đột ngột khiến người bệnh khó chịu, khó khăn vận động.
- Khó khăn khi cầm nắm đồ vật hoặc mang vác đồ.
- Có hiện tượng teo cơ, khớp biến dạng.
Các triệu chứng thoái hóa khớp khuỷu tay thường có xu hướng tăng nặng theo thời gian. Do đó, trường hợp người bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các triệu chứng nặng, khó khăn khi vận động tay.
Thoái hóa khớp khuỷu tay có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp khuỷu tay không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng vận động của cánh tay. Thậm chí nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới biến dạng khớp khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động tay. Do đó, khi có các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên thăm khám ở các cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Cách điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay
Điều trị khớp khuỷu tay càng sớm càng giúp việc kiểm soát bệnh hiệu quả. Có nhiều phương pháp điều trị tình trạng này, tiêu biểu có thể kể đến:
Chữa bằng mẹo dân gian
Các phương pháp điều trị mẹo dân gian mặc dù không cho hiệu quả nhanh nhưng lại được đánh giá cao bởi tính an toàn, tiết kiệm cho người bệnh. Một số loại thuốc dân gian hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay tiêu biểu: Cây cỏ xước, cây cà gai leo, cây tầm xoong, cây chìa vôi, gạo lứt…
Người bệnh thực hiện các bài thuốc dân gian này bằng cách sao vàng, nấu nước uống hàng ngày để tốt cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.
Phương pháp Tây y chữa thoái hóa khớp khuỷu tay
Điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay bằng phương pháp Tây y giúp giảm đau nhanh, hiệu quả rõ rệt. Người bệnh sẽ được chỉ định liều lượng và cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc tăng liều lượng khi không có chỉ định y khoa. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay:
- Thuốc giảm đau giúp giảm nhanh cảm giác khó chịu và triệu chứng bệnh như: aspirin, paracetamol, tramadol…
- Thuốc kháng sinh có tác dụng chống viêm: meloxicam, tenoxicam, ibuprofen,…
- Thuốc uống hoặc tiêm corticosteroid giúp giảm sưng viêm và phòng ngừa bệnh tăng nặng.
Phẫu thuật điều trị thoái hóa khủy tay
Trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng tốt các phương pháp điều trị nội khoa khác, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện.
Nhìn chung, thoái hóa khớp khuỷu tay là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh để điều trị kịp thời.