Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây tổn thương cơ thể. Vậy căn bệnh này bắt nguồn từ đầu và làm sao có thể điều trị dứt điểm?
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là gì?
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người già mà còn hay gặp ở trẻ vị thành niên, đây là một dạng bệnh lý tự miễn thường tiến triển ở thể mãn tính và khiến cơ thể bị ảnh hưởng. Bệnh khi bị nặng sẽ khiến người bệnh bị đau, sưng cùng việc đỏ khớp lâu dài sẽ khiến bị cứng khớp. Không chỉ vậy bệnh sẽ thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi và sẽ khiến tình trạng này kéo dài đến khi trường thành.
Nếu bệnh trở nặng có thể khiến người bệnh lâm vào tình trạng thiếu máu và sốt cao đồng thời gây ảnh hưởng nhiều đến mắt, tim và các cơ quan khác của cơ thể. Bởi vậy đây được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm cho trẻ.
Phân loại viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Để phân loại bệnh sẽ dựa trên các đặc điểm lâm sàng của bệnh cũng như tình hình tổn thương cùng số lượng khớp bị ảnh hưởng từ đó đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hiện nay viêm khớp dạng thấp ở trẻ chia làm 3 loại chính gồm:
- Viêm khớp ở thể viêm ít khớp: Dạng này thì mức độ viêm khớp sẽ ít hơn 4 khớp trong đó khớp gối và khuỷu tay là hai khớp dễ bị nhất. Khi mắc thể này người bệnh có thể gặp nhiều bệnh lý nghiêm trọng như màng bồ đào, viêm mống mắt. So với các thể viêm khớp còn lại thì đây là thể ít gặp nhất.
- Thể viêm đa khớp: Là trường hợp viêm khớp gây tổn thương lớn hơn 5 khớp. Đối với thể này tổn thương sẽ chủ yếu ở các khớp nhỏ như khớp bàn tay, chân và thường có xu hướng đối xứng
- Viêm khớp thể viêm hệ thống: Trường hợp này viêm khớp sẽ gây ra các tổn thương khu trú và chiếm tới 20% tổng số người bệnh. Không chỉ vậy dạng viêm khớp này còn có thể gây nên rối loạn chức năng gan, lách và hệ bạch huyết gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp trẻ em
Khi mắc viêm khớp dạng thấp trẻ em thường có những triệu chứng sau:
- Triệu chứng tại các khớp: Người bệnh sẽ cảm thấy bị đau nhức nghiêm trọng đồng thời các khớp sẽ bị đau liên tục gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người bệnh. Đi kèm với đó là hiện tượng cứng khớp khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Điều này sẽ khiến khả năng vận động bị hạn chế khiến trẻ bị đi khập khiễng đồng thời gây khó khăn khi vận động.
- Triệu chứng toàn thân: Khi bị viêm khớp dạng thấp ngoài những triệu chứng tại các khớp trẻ có thể có biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi và cơ thể gầy gò, xanh xao. Không chỉ vậy trẻ sẽ có biểu hiện chán ăn và ăn không ngon miệng đồng thời sẽ bị nổi mẩn ở trên tay hoặc chân đồng thời sẽ bị ở nhiều vị trí trên cơ thể.
Tuy nhiên tình trạng này còn tùy thuộc vào thể viêm khớp cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có sức khỏe tốt thì triệu chứng sẽ ít và nhẹ nhàng hơn so với bệnh nhân có sức khỏe yếu. Không chỉ vậy ở nhiều trường hợp trẻ chỉ bị bùng phát bệnh cùng triệu chứng 1-2 lần sau đó biến mất hoàn toàn.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp trẻ em
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do rối loạn miễn dịch. Khi bệnh tiến triển sẽ khiến làm suy yếu hệ miễn dịch đồng thời tấn công mạnh mẽ vào các mô và tế bào gây nên tình trạng viêm khiến người bệnh bị sưng, đỏ.
Không chỉ vậy nguyên nhân gây nên viêm khớp chủ yếu là do rối loạn miễn dịch nhưng lý do bị rối loạn thì chưa được xác định. Theo các nghiên cứu tình trạng này thường do các yếu tố môi trường hoặc bị ảnh hưởng bởi môi trường sống gây nên bất thường trong gen hoặc làm nhiễm trùng hoặc cơ thể bị nhiễm virus.
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là một căn bệnh khá nguy hiểm và cần kiểm soát nghiêm ngặt. Nếu chậm trễ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ. Một số biến chứng của bệnh có thể kể đến là:
Viêm mắt: Khi bệnh bị diễn biến nặng sẽ khiến bệnh nhân bị viêm mắt hoặc viêm màng bồ đào hoặc là viêm mống mắt nguyên nhân là viêm khớp khiến dây thần kinh ở mắt bị tổn thương. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa.
Gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng: Bệnh viêm khớp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới quá trình phát triển cũng như quá trình tăng trưởng của trẻ. Khi bị ảnh hưởng trẻ có thể lâm vào tình trạng chậm lớn hoặc chậm phát triển.
Bên cạnh đó trẻ có thể bị một số biến chứng khác khi mắc viêm khớp dạng thấp như thiếu máu, viêm mạch máu, nhiễm trùng máu hoặc tổn thương thần kinh.
Với những lý do này viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là rất nguy hiểm, cần theo dõi và điều trị kịp thời.
Điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Có nhiều cách và nhiều loại thuốc để điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em, tuy nhiên khi điều trị cần đúng tình trạng và đúng bệnh, không tự ý điều trị hoặc sử dụng thuốc bởi có thể mang đến những hậu quả không mong muốn.
Thuốc tân dược chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Trong trường hợp trẻ bị viêm khớp dạng thấp, có một số loại thuốc thường được chỉ định bảo gồm:
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: Đây là loại thuốc thường được sử dụng với tác dụng làm giảm đau nhức và hạn chế viêm, giảm tình trạng đau và sưng. Nhóm thuốc thường được sử dụng là Ibuprofen và Naproxen còn aspirin thì ít hơn do có nhiều tác dụng phụ. Những tác dụng phụ có thể kể đến là đau dạ dày, rối loạn chức năng gan.
- Thuốc chống thấp khớp DMARD: Đây là loại thuốc được sử dụng giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh từ đó giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn.
- Corticosteroid: Loại thuốc này được sử dụng khi bé bị viêm khớp dạng nặng gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng như viêm màng ngoài tim, rối loạn chức năng gan. Thuốc sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng đồng thời cải thiện được sự linh hoạt của các khớp. Người bệnh có thể sử dụng thông qua đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên thuốc có thể mang tới một số tác dụng phụ như tăng cân, ảnh hưởng đến mắt, yếu xương,…
Biện pháp điều trị khác
Bên cạnh việc sử dụng thuốc có thể kết hợp một số biện pháp để điều trị hiệu quả như:
- Chườm nóng: Biện pháp giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm viêm và sưng khớp đồng thời giúp cải thiện tâm trạng bệnh nhân và hạn chế phát sinh các tổn thương mới.
- Chườm lạnh: Hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng sưng đau nhưng không nên áp dụng cho bệnh nhân bị cứng khớp bởi có thể làm bệnh nặng hơn.
- Xoa bóp: Hỗ trợ giãn khớp xương đồng thời cải thiện cảm giác đau nhức và hỗ trợ giãn cơ giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn.
Bài viết đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin xoay quanh tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó chăm sóc trẻ tốt hơn.