Thấp khớp chính là một trong các căn bệnh liên quan đến hệ xương khớp khá phổ biến hiện nay. Gây nên nhiều cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày và công việc của người mắc phải. Vậy bệnh thấp khớp là gì? Cách chữa trị và phòng ngừa ra sao? Hãy bỏ ra 10 phút để cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Thấp khớp là gì?
Thấp khớp hay còn được gọi với cài tên đầy đủ là viêm khớp dạng thấp. Đây là một dạng bệnh mãn tính được gây ra bởi việc rối loạn tự miễn ở trong cơ thể tạo thành. Khi đó hệ thống miễn dịch lại tấn công nhầm vào những mô ở trong chính cơ thể. Từ đó gây nên hiện tượng sưng đau khớp, xơ cứng khó chịu.
Bệnh đặc biệt hay gặp ở phần khớp lưng, khớp tay, khớp gối hoặc khớp bàn chân. Thấp khớp không những phá hủy, làm tổn thương cho hệ khớp mà còn làm tổn thương sang một số bộ phận khác như mắt, phổi, da, mạch máu và tim.
Hoàn toàn khác hẳn với các tổn thương kiểu hao mòn như các bệnh viêm xương khớp. Thấp khớp gây ảnh hưởng trực tiếp đến lớp niêm mạc, tạo ra các cơn đau và cuối cùng dễ dẫn đến khớp biến dạng, xương xói mòn. Khiến cho cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, khó khăn khi mặc quần áo, mở nắp chai lọ hay viết.
Vì bệnh mang đến nhiều hậu quả nặng nề nên cần được phát hiện và chữa trị sớm nhất có thể. Dù không chữa được khỏi 100% nhưng những chữa trị tích cực từ thời điểm mới phát bệnh có thể làm bệnh tiến triển chậm, ngưng tiến triển hoặc hạn chế nguy cơ bị tàn phế.
Triệu chứng bệnh thấp khớp
Bệnh được tiến triển qua 04 giai đoạn và triệu chứng của thấp khớp ở mỗi giai đoạn cũng là khác nhau. Cụ thể:
- Giai đoạn I: Là thời điểm mới phát bệnh nên khớp bị viêm màng dẫn đến việc sưng đau. Khi đó những tế bào dạng miễn dịch sẽ dịch chuyển vào vùng bị viêm làm cho dịch khớp có lượng tế bào tăng nhanh đột biến.
- Giai đoạn 2: Mức độ tầm trung, vừa phải. Ở giai đoạn này bắt đầu có sự lan truyền và gia tăng viêm trong các mô. Chúng phát triển lớn mạnh rồi ảnh hưởng đến không gian trên sụn và khoang khớp. Dần dần bắt đầu phá hủy sụn khớp, các khớp thu hẹp lại do bị mất sụn. Giai đoạn 2 này vẫn chưa xuất hiện dị dạng khớp.
- Giai đoạn 3: Bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng. Việc mất đi sụn khớp tại những khớp đang tổn thương là xương dưới sụn lộ rõ. Người bệnh sẽ cảm thấy khớp sưng tấy, đau, bắt đầu hình thành một số nốt sần kiểu dị dạng.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh thấp khớp. Tại đó hiện tượng viêm đã giảm dần, hình thành nên các xương chùng và mô xơ làm cho chức năng khớp ngừng hoạt động.
Qua đó có thể thấy triệu chứng nổi bật nhất của thấp khớp chính là khớp đau và xơ cứng. Người bệnh sẽ cảm nhận được rõ ràng nhất vào mỗi buổi sáng thức dậy hay là lúc ngồi lâu một tư thế. Bên cạnh đó thì còn phải kể đến một vài triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, ngứa hoặc bỏng mắt, nhịp thở bị ngắn, sốt cao, da nổi nốt sần, khớp mềm hoặc biến dạng.
Cách điều trị bệnh thấp khớp
Hiện nay, bệnh thấp khớp có thể được chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng một phương pháp phù hợp nhất. Một số cách chữa trị thấp khớp phổ biến thường dùng là:
Thuốc Tây
Ưu điểm của sử dụng thuốc tây y là làm cho các triệu chứng của bệnh thấp khớp thuyên giảm nhanh chóng. Giúp giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa những tiến triển xấu của bệnh một cách hiệu quả nhất. Các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại như: Thuốc giảm đau kháng viêm non steroid, thuốc ức chế sự miễn dịch. thuốc chống bệnh thấp khớp có tác dụng chậm, Corticosteroid,…
Vì là dạng thuốc Tây y nên bệnh nhân cần sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp lạm dụng, uống sai cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như loang xương, loét dạ dày, bầm tím, tổn thương bộ phận gan, thận, thủy tinh thể bị đục,…
Các bài thuốc Nam
Trái người với thuốc Tây y thì các bài thuốc Nam khá an toàn, hiệu quả tốt và không gây ra tác dụng phụ. Do vậy được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Trong đó phổ biến là các bài thuốc đến từ cây xương rồng, đinh lăng, ngải cứu, thiên niên kiện, lá lốt,…
Vì đây là những bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên nên chắc chắn sẽ có hiệu quả chữa bệnh chậm hơn thuốc Tây y. Do vậy bạn đừng nản lòng mà hãy kiên trì sử dụng trong một thời gian dài là phát huy hiệu quả rõ rệt đấy.
Vật lý trị liệu
Những phương pháp trị liệu đơn giản, phù hợp nhất cho những bệnh nhân bị viêm khớp bao gồm: ngâm nước nóng để làm ấm các khớp, chiếu đèn nhiệt 250W hoặc là thủy lực. Bản chất của phương pháp này chính là tác động bên ngoài da để giảm đau. Do vậy để có được hiệu rõ tốt nhất, nhanh nhất thì các bác sĩ khuyên dùng kết hợp cùng một số thuốc đặc trị tác dụng cao khác.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp và cách chữa trị cuối cùng được lựa chọn khi mà bệnh nhân đã thực hiện đủ mọi cách mà bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn tiến triển nặng nề hơn. Đặc điểm của phẫu thuật là tốn kém chi phí và đồng thời hiệu quả không được tuyệt đối 100% và có thể hình thành thêm một vài biến chứng nguy hiểm về sau. Do vậy bạn cần suy nghĩ và cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Trên thực tế cho thấy là tùy thuộc tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có các chỉ định sao cho an toàn, hiệu quả và phụ hợp nhất. Vì thế nếu muốn hạn chế được tối đa các tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả và rút ngắn khoảng thời gian chữa trị thì bệnh nhân cần nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia trong ngành.
Bệnh thấp khớp nên ăn gì?
Nguyên tắc khi xây dựng thức đơn khoa học cho những người bị bệnh thấp khớp chính là cần vừa phải để chú ý đến việc vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa hỗ trợ chữa bệnh và vừa phải hợp khẩu vị nữa. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà bệnh nhân nên ăn:
- Các loại rau xanh: Rau xanh cần thiết có trong thực đơn của người bị thấp khớp gồm cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, rau bina,… Chúng chữa rất nhiều loại vitamin như A, C, K cùng khoáng chất giúp gia tăng sức đề kháng cũng như làm quá trình tổn thương chậm đi.
- Cá: Những loại cá được nên được lựa chọn ưu tiên chính là cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá cơm, cá mòi,… Những loại này hỗ trợ tốt cho việc thúc đẩy hấp thụ lượng canxi để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh thấp khớp cũng như hạn chế được sự xuất hiện các những bệnh lý khác về xương khớp.
- Bổ sung gừng, nghệ, tỏi, hành: Đây là những loại gia vị để làm gia tăng màu sắc và hương vị cho các món ăn. Thêm vào đó nó còn giúp ức chế được hoạt động, sự phát triển của những tác nhân gây viêm nhiễm. Cụ thể tỏi có chữa hợp chất lưu huỳnh Thiacremonone giúp giảm đau, giảm viêm và sưng tấy các khớp. Còn nghệ chứa nhiều cucumin cũng hỗ trợ chống oxy hóa, chống viêm.
- Các loại quả mọng: Bản thân các loại quả mọng thường chứa Folate Anthocyanins hàm lượng lớn để giảm viêm, chống sưng. Bao gồm nho, dâu tây, việt quất, anh đào, mận,…
- Các loại hạt: Người bị bệnh thấp khớp cũng nên bổ sung thêm một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt điều, mắc ca,… vào trong bữa ăn mỗi ngày để bổ sung cho cơ thể thêm nhiều canxi, chất xơ, protein, kèm,… Đây đều là những yếu tố giúp giảm viêm hiệu quả.
Phòng ngừa thấp khớp như thế nào?
Do đây là một căn bệnh gần như khi bị rồi thì sẽ không có khả năng chữa khỏi tận gốc nên việc xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để phòng ngừa bệnh là điều cần thiết nên làm. Bạn có thể áp dụng theo một số cách dưới đây:
- Cung cấp đủ nước mỗi ngày: Nước chiếm đến tận hơn 70% thành phần của sụn để duy trì trơn tru cho 02 đầu xương. Nếu cơ thể bị mất nước sẽ khiến chức năng sụn bị suy giảm, giòn, thoái hóa và dễ gãy. Chính vì vậy bạn cần cung cấp đủ lượng nước hàng ngày để giúp sụn luôn chắc khỏe
- Tránh tiếp xúc với nơi ẩm thấp hoặc không khí lạnh: Một trong các nguyên nhân hình thành bệnh thấp khớp chính là do tiếp xúc nhiều với các tác nhân ở trong không khí có hại cho sức khỏe, nhất là người hay ốm yếu. Để phòng ngừa thấp khớp thì bạn nên chú ý giữ cơ thể thật ấm, không làm việc tại những nơi không khí lạnh thường xuyên.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E, C và canxi vì chúng rất tốt đối với hệ xương khớp. Vừa giúp chúng khỏe mạnh, ngăn ngừa thoái hóa, lão hóa xương.
- Chữa trị dứt điểm các chấn thương: Tránh những việc có thể làm cho cơ thể bị chấn thương, nhất là chấn thương khớp. Trường hợp kém may mắn nếu gặp phải thì bạn cần chữa trị dứt điểm ngay. Vì chấn thương lâu ngày rất dễ hình thành viêm nhiễm ngầm.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao: Tập luyện không chỉ tốt cho có thể, cho hệ tim mạch, hệ miễn dịch mà còn tốt cho hệ xương khớp nữa.
- Giữ cho cơ thể trọng lượng phù hợp: Việc bị béo phì hay thừa cân sẽ làm áp lực chèn ép vào xương khớp nhiều, quá mức làm cho viêm nhiễm hình thành. Còn nếu bị suy dinh dưỡng thì cơ thể đang bị thiếu chất ở xương, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thấp khớp, viêm khớp phát triển.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về căn bệnh thấp khớp cùng cách chữa trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức hữu ích, đáp ứng được những thắc mắc đang tìm kiếm. Để từ đó lựa chọn cho mình một cách chữa trị hiệu quả và kế hoạch phòng ngừa phù hợp nhất. Xin chân thành cảm ơn!