Vẹo cột sống là một dạng bất thường ở cột sống và gây ra nhiều lo ngại cho người bệnh. Bệnh có thể gây đau nhức, viêm nhiễm xương khớp, dáng đi lệch lạc và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của cong vẹo cột sống là gì, bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.
Cong vẹo cột sống là gì?
Cột sống có hình dạng đó là đường cong trên hai đầu vai và đường cong dưới lưng giống hình chữ S. Cột sống bị cong vẹo khi độ cong bị biến đổi khác thường hoặc chuyển từ hình chữ S sang hình chữ C.
Vẹo cột sống xảy ra rất phổ biến ở trẻ, thanh thiếu niên trong giai đoạn dậy thì. Bệnh có thể tự cải thiện sau một thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp người bệnh cần được điều trị sớm bằng các biện pháp chuyên khoa.
Các dạng cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống được chia thành nhiều dạng khác nhau. Trong đó có tình trạng mắc bệnh vẹo cột sống không rõ nguyên nhân hoặc có thể nhận biết được một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh.
Vẹo cột sống vô căn
Vẹo cột sống vô căn là tình trạng xảy ra phổ biến nhất hiện nay. Bệnh tiến triển theo từng độ tuổi ở trẻ sơ sinh, trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên và cả ở người trưởng thành. Trong đó, trẻ vị thành niên trong độ tuổi dậy thì mắc bệnh là phổ biến hơn cả.
Vẹo cột sống bẩm sinh
Khi đang mang thai, em bé có thể bị vẹo cột sống khi còn nằm trong bụng mẹ. Khi đó, các xương, đốt sống hình thành khác thường, phân chia sai hoặc phát triển không đầy đủ.
Bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng này thông qua siêu âm hoặc thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp em bé bị vẹo cột sống bẩm sinh nhưng không phát hiện ra cho đến tuổi vị thành niên.
Vẹo cột sống thoái hóa
Vẹo cột sống thoái hóa là bệnh lý khởi phát ở người cao tuổi. Khi lớn tuổi, các đốt sống dần bị bào mòn và thoái hóa theo thời gian. Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm cũng có thể gây cong vẹo cột sống.
Nguyên nhân cong vẹo cột sống
Hiện nay, nguyên nhân gây cong vẹo cột sống vẫn chưa được giới y khoa làm rõ. Theo các chuyên gia nhận định vẹo cột sống có thể liên quan đến di truyền, một số căn bệnh trong cơ thể và dị tật từ khi ở trong bụng mẹ.
Bệnh cong vẹo cột sống được chia thành nhóm cấu trúc và phi cấu trúc với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau:
- Vẹo cột sống phi cấu trúc: Tình trạng này khởi phát bởi các yếu tố như do hai chân không đều nhau, mắc các bệnh lý viêm nhiễm trong cơ thể. Khi điều trị các bệnh lý trên thì cấu trúc của cột sống sẽ được phục hồi.
- Vẹo cột sống cấu trúc: Tình trạng này là không thể chữa trị khỏi. Bệnh có thể khởi phát do một số nguyên nhân như bị bại não, bị dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng…
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vẹo cột sống như:
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc bệnh là khá cao.
- Độ tuổi: Trong giai đoạn cơ thể phát triển nhiều nhất đó là trong giai đoạn dậy thì, lúc này cột sống có nguy cơ bị cong vẹo.
- Giới tính: Nữ giới có nhiều khả năng mắc bệnh vẹo cột sống hơn nam giới.
Triệu chứng vẹo cột sống
Để nhận biết bản thân có bị cong vẹo cột sống hay không, bạn hãy dựa vào các triệu chứng điển hình như sau:
- Dáng đi thay đổi: Cột sống bị vẹo có thể khiến cho phần hông lệch đi dẫn đến dáng đi thay đổi. Việc trọng lượng tập trung không đều có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau hông, đau vai.
- Khả năng chuyển động bị hạn chế: Cột sống bị biến dạng sẽ mất đi tính linh hoạt vốn có và giảm phạm vi chuyển động của người bệnh.
- Khó thở: Cột sống bị cong vẹo có thể khiến khung xương sườn xoắn lại và làm giảm không gian ở tim. Lúc này cơ thể sẽ cảm thấy khó thở vì tim bơm máu chậm.
- Đau nhức: Vẹo cột sống kéo dài có thể gây ra tình trạng đau hông, đau lưng, đau eo ở người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị viêm nhiễm, căng cơ rất nguy hiểm.
- Thoát vị đĩa đệm: Vẹo cột sống có thể tác động xấu lên các đĩa đệm và làm lệch đĩa đệm, đĩa đệm bị thoát vị.
Hậu quả cong vẹo cột sống
Ở một số đối tượng, cong vẹo cột sống có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có những người mắc phải tình trạng cong vẹo cột sống nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng trầm trọng. Cụ thể như sau:
- Đau lưng: Người bệnh có thể gánh chịu những cơn đau lưng, đau nhức xương khớp dai dẳng. Từ đó khiến bạn cảm thấy khó khăn trong vận động, đi lại và làm các công việc hàng ngày.
- Tổn thương tim, phổi: Vẹo cột sống nguy hiểm có thể chèn ép tim phổi. Lúc này người bệnh sẽ rơi vào trạng thái khó thở vì không thể bơm máu đầy đủ đến tim.
- Tác động đến tâm lý: Cong vẹo cột sống, hông vai lệch nhau sẽ làm bạn có dáng đi khập khiễng, ảnh hưởng đến ngoại hình. Tình trạng này kéo dài có thể tác động đến ngoại hình, tâm lý, khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm.
Cách chữa vẹo cột sống
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp để chẩn đoán bệnh như chụp X quang, chụp MRI. Tùy vào độ tuổi, độ cong vẹo cột sống mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị theo các phương pháp khác nhau:
Sử dụng thuốc Tây y
Trong trường hợp, cột sống bị cong vẹo ở mức độ nhẹ, trung bình, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau nhức như Paracetamol, Ibuprofen để điều trị bệnh. Các loại thuốc này sẽ giúp cắt đứt những cơn đau nhức xương khớp, đau lưng nhanh chóng.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp có bị viêm nhiễm, nhiễm trùng cột sống thì người bệnh sẽ được kê toa sử dụng các loại thuốc chống viêm. Khi điều trị bằng thuốc Tây y, bệnh nhân phải tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý mua thuốc uống vì có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Tiêm thuốc vào cột sống
Tình trạng vẹo cột sống có thể gây chèn ép dây thần kinh. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy tê tay chân, ngứa ran cơ thể và có thể bị đau dây thần kinh tọa. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiêm thuốc vào cột sống để giảm thiểu các triệu chứng trên.
Phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, điều trị bằng các phương pháp trên không khỏi, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để giảm dấu hiệu của bệnh. Một số phương pháp phẫu thuật được chỉ định cho bệnh nhân như sau:
- Phẫu thuật loại bỏ xương để giảm chèn ép lên dây thần kinh.
- Phẫu thuật hợp nhất đốt sống để giúp đốt sống ổn định, tăng cường hoạt động ở cột sống.
Tuy nhiên, khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh có thể đối diện với một số rủi ro như vết thương bị nhiễm trùng, không giảm đau, tổn thương đến các cơ quan lân cận.
Sử dụng đai lưng
Đeo đai lưng chữa vẹo cột sống thường được nhiều người lựa chọn. Dụng cụ này có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau và định hình cột sống. Đeo đai lưng thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh không thể thực hiện các biện pháp phẫu thuật.
Trên đây là các thông tin về tình trạng vẹo cột sống mà người bệnh nên tham khảo. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng vẹo cột sống chuyển biến nguy hiểm và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.