Viêm khớp nhiễm khuẩn là hiện tượng nhiễm trùng ở khớp xương có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Không chỉ gây đau nhức xương khớp, làm hạn chế khả năng vận động mà bệnh còn có thể gây tử vong. Vì vậy việc nắm rõ thông tin về tình trạng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?
Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý xảy ra khi xương khớp bị nhiễm trùng. Gây ra phản ứng đau nhức và sưng tấy khớp. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng chỉ xảy ra ở một khớp lớn trên cơ thể. Thường gặp nhất là ở khớp hông hoặc khớp gối. Hiếm khi phản ứng viêm gây ảnh hưởng đến nhiều khớp trong cùng một thời điểm.
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Trong đó trẻ sơ sinh và người già có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
Khi nhiễm trùng xảy ra, khớp, sụn và xương dưới sụn sẽ bị bào mòn, hư hại một cách nhanh chóng. Nếu không được can thiệp điều trị sớm có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động và xảy ra nhiều biến chứng nguy hại khác.
Nguyên nhân viêm khớp nhiễm khuẩn
Tác nhân gây bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn chính là vi khuẩn hoặc virus. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ lan tỏa theo đường máu đi đến khớp, gây hư hại khớp.
Trong các loại vi khuẩn gây bệnh, tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus được xem là tác nhân gây bệnh điển hình nhất. Chúng thường khu trú ở mũi và niêm mạc da và sẽ tấn công khớp bất kể khi nào có điều kiện thuận lợi. Ở người trưởng thành, nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất được cho là do vi khuẩn lậu cầu gây ra.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có thể kể đến như:
- Người có tiền sử mắc bệnh về khớp: Thường gặp như: viêm khớp dạng thấp, bệnh gout hoặc viêm xương khớp. Đây là lúc xương khớp đang bị suy yếu nên rất dễ bị nhiễm trùng
- Tác dụng phụ của thuốc viêm khớp dạng thấp: Thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm triệu chứng đau nhức nhưng lại gây ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bùng phát gây bệnh
- Người có làn da mỏng: Là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
- Sức đề kháng suy giảm: Sự suy giảm của hệ thống miễn dịch làm lung lay hàng rao bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động của vi khuẩn gây bệnh. Yếu tố này thường gặp ở người mắc bệnh về thận, gan, tiểu đường hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh
- Vết thương hở: Vết rách trên da do côn trùng cắn, do chấn thương khi vận động hoặc do dao cắt,…. đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Nếu vết thương không được chăm sóc, sát khuẩn đúng cách tình trạng nhiễm trùng khớp rất dễ xảy ra
Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn
Khác với các bệnh viêm khớp mãn tính, viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra do nhiễm trùng nên việc nhận diện triệu chứng bệnh khá dễ dàng. Các biểu hiện thường gặp của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn gồm có:
- Sốt
- Bị đau ở khớp nhiễm trùng. Triệu chứng tăng nặng hơn khi cử động
- Khớp bị nhiễm trùng có dấu hiệu sưng, tấy đỏ
- Sờ vào vùng da ngoài khớp bị tổn thương thường nóng, ấm hơn bình thường
Ở trẻ nhỏ, bệnh còn có một số triệu chứng đi kèm như: Nhịp tim nhanh, cơ thể khó chịu, tâm lý bất ổn, ăn không ngon miệng.
Nếu viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra khi bạn đang sử dụng thuốc giảm đau chống viêm thì cảm giác đau nhức có thể không xuất hiện, hoặc xuất hiện một cách mờ nhạt. Chính điều này đã khiến cho việc phát hiện bệnh chậm trễ và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, triệu chứng bệnh ở từng độ tuổi cũng có thể có sự khác nhau nhất định:
- Ở người lớn, nhiễm khuẩn thường xảy ra ở khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối
- Ở trẻ em, tình trạng viêm, đau nhức thường ở khớp hông
- Một số trường hợp hiếm gặp có thể xảy ra triệu chứng viêm ở khớp cột sống, khớp cổ và vùng đầu
Biến chứng viêm khớp nhiễm khuẩn
Khi viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra, tác nhân gây bệnh nhanh chóng hủy hoại tế bào sụn khớp và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những hậu quả nặng nề như:
- Gây viêm tủy xương
- Làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh và gây ra biến chứng bại liệt
- Vi khuẩn gây bệnh làm nhiễm trùng huyết. Có thể dẫn đến tử vong
Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Tùy vào vị trí tổn thương và mức độ viêm nhiễm, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể được đẩy lùi bằng một số phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Một liệu trình điều trị thường kéo dài từ 2- 6 tuần
- Thực hiện tháo hút dịch ổ khớp bằng kỹ thuật nội soi để loại bỏ vi khuẩn ký sinh và giảm áp lực cho khớp xương
- Phẫu thuật khớp: Được thực hiện khi nhiễm trùng lan rộng và có dấu hiệu biến chứng
Trên đây là một số thông tin cơ bản về viêm khớp nhiễm khuẩn. Hy vọng nội dung bài viết đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh và biết cách phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.