Viêm khớp dạng thấp là một trong những căn bệnh mãn tính về hệ xương khớp rất thường gặp. Các triệu chứng bệnh diễn tiến âm thầm qua nhiều tháng, nhiều năm nên việc phát hiện, điều trị bệnh còn gặp khá nhiều hạn chế. Để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt hơn mọi người nên dành chút thời gian theo dõi nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một dạng rối loạn tự miễn thường xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô tế bào khỏe mạnh. Bệnh thường có tính chất đối xứng, xảy ra ở cả hai bên khớp của cơ thể. Tức là nếu khớp gối bên trái bị viêm khớp dạng thấp thì khớp gối còn lại cũng có biểu hiện tương tự. Đây được xem là triệu chứng đặc trưng nhất của căn bệnh này giúp phân biệt với các bệnh về xương khớp khác.
Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người trẻ tuổi không mắc phải căn bệnh này. Thực tế cho thấy viêm khớp dạng thấp đang dần có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Nếu không chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách thì bất kể ai cũng có thể trở thành bệnh nhân của tình trạng này.
Viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, viêm khớp dạng thấp được chia thành 4 giai đoạn dựa theo triệu chứng và biến chứng bệnh. Cụ thể gồm:
- Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng chưa quá rõ ràng. Người bệnh thường gặp cảm giác cứng khớp, đau khớp, vùng khớp bị viêm có dấu hiệu sưng đỏ. Khi chiếu chụp cũng sẽ phát hiện những phản ứng viêm bên trong khớp, các mô trong khớp bị sưng lên. Màng dịch khớp cũng bắt đầu bị tổn thương. Tuy vậy, các triệu chứng bệnh chưa gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống nên thường bị mọi người chủ quan bỏ qua.
- Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, màng hoạt dịch đã bị viêm nặng, bắt đầu gây tổn thương sụn, làm giảm khả năng bao bọc khớp. Vì vậy người bệnh sẽ gặp phải cảm giác đau khớp, nhất là khi cử động. Khi đó khả năng vận động sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên nếu được can thiệp ngay thì chức năng của hệ vận động sẽ được phục hồi rất tốt.
- Giai đoạn 3
Đây là lúc bệnh viêm khớp dạng thấp đã được đặt ở tình trạng báo động. Tổn thương khớp không chỉ làm ảnh hưởng đến sụn mà còn tác động tiêu cực đến xương. Việc sụn khớp bị bào mòn đã làm lộ các đầu xương khiến chúng cọ xát trực tiếp với nhau. Người bệnh bị đau nhức dữ dội với tần suất nhiều hơn. Dần dần khớp xương bị biến dạng, có thể khiến cho người bệnh mất khả năng vận động.
- Giai đoạn 4
Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cũng là lúc viêm khớp dạng thấp có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Các khớp gần như đã mất hẳn chức năng vận động. Bệnh nhân thường bị sưng, đau nhức, cứng khớp và mất khả năng vận động. Trong những diễn biến nghiêm trọng, khớp có thể bị hư hỏng, gây dính khớp, teo cơ và bại liệt.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Cũng giống như các bệnh về xương khớp khác, viêm khớp dạng thấp là tổn thương có diễn tiến chậm. Nó có thể âm thầm gây hư hại xương khớp trong thời gian dài mới gây bùng phát triệu chứng. Do đó mọi người khó có thể phát hiện triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp gồm có:
- Đau khớp và sưng khớp
Đây được xem là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Các khớp có dấu hiệu sưng đau, sờ vào có cảm giác nóng đỏ nhưng ít khi bị tấy. Khi vận động hoặc ấn vào sẽ có cảm giác đau nhiều hơn.
Thông thường, khi bị đau và sưng khớp người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng của hiện tượng tràn dịch khớp và thoái hóa khớp. Ban đầu tổn thương chỉ xảy ra ở một khớp, thường là ở khớp nhỏ như: Ngón tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, khớp gối,…. Khi một bên khớp bị viêm, không lâu sau đó khớp bên còn lại cũng sẽ bị tổn thương.
- Triệu chứng cứng khớp
Khi viêm khớp diễn tiến mức độ nặng sẽ bào mòn sụn gây mất sụn. Điều này khiến cho các đầu xương ma sát trực tiếp với nhau dẫn đến hiện tượng cứng khớp. Bệnh càng kéo dài triệu chứng cứng khớp càng nghiêm trọng hơn. Kéo theo tình trạng co cứng khớp, nhất là khi mới ngủ dậy hoặc khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
Ngoài ra viêm khớp dạng thấp còn có một số biểu hiện đi kèm khác như: Rối loạn khả năng vận động bàn tay, sưng cổ tay ở phía mu bàn tay, sốt, nổi nhọt ở chân,….
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Tính chất và tần suất cơn đau sẽ có sự khác nhau nhất định tùy theo thể trạng của mỗi người. Khi nghi ngờ các dấu hiệu của bệnh mọi người nên chủ động thăm khám y tế càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô, tế bào khỏe mạnh của bao hoạt dịch bao quanh khớp. Từ đó gây ra các phản ứng sưng, viêm nhiễm và phá hủy sụn khớp làm bùng phát triệu chứng bệnh. Các gân cơ, dây chằng cũng bị căng giãn, suy yếu khiến khớp bị biến dạng, mất khả năng liên kết. Người bệnh bị rối loạn chức năng vận động hoặc tê liệt tạm thời.
Đến nay, các nghiên cứu y khoa vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị rối loạn. Tuy vậy, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp. Bao gồm:
- Yếu tố giới tính: Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ cao hơn hẳn so với nam giới
- Yếu tố tuổi tác: Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Song độ tuổi trung niên từ 40 trở ra và người già có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích: Rượu, thuốc lá, bia, đồ uống có cồn,… chứa rất nhiều chất hóa học độc hại có thể phá vỡ hệ miễn dịch của con người. Từ đó dẫn đến viêm khớp dạng thấp và triệu chứng bệnh ở những người này cũng nghiêm trọng hơn so với người khác
- Thừa cân béo phì: Cân nặng vượt quá sức chịu đựng của hệ xương khớp cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
- Tính chất di truyền: Gia đình có người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì các thế hệ sau đó cũng có thể mắc bệnh
Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?
Khi các triệu chứng viêm khớp dạng thấp bùng phát, người bệnh không chỉ bị đau nhức ở ngay vị trí bị tổn thương. Mà nó còn tác động tiêu cực đến các cơ quan đầu não của cơ thể như tim, mạch máu, phổi, mắt,…. Chính vì vậy trong dân gian thường có câu “khớp đớp tim tim tìm phổi phổi thổi gan gan lan thận”. Điều này cho thấy viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được can thiệp sớm sẽ gây hư hại khớp, tăng nguy cơ tàn phế.
Bên cạnh đó người bệnh còn phải đối mặt với những biến chứng nặng nề như:
- Gây loãng xương: Nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp, viêm khớp dạng thấp sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng đi nuôi xương khớp. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương
- Hình thành các nốt thấp khớp: Các nốt sần này có thể khu trú ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả trong phổi. Làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh
- Nhiễm trùng: Viêm khớp dạng thấp làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến triệu chứng bệnh thêm phần tồi tệ
- Hội chứng ống cổ tay: Sự chèn ép dây thần kinh, gân cơ do phản ứng viêm gây ra dẫn đến hội chứng ống cổ tay.
- Hội chứng Sjogren: Tình trạng này sẽ gây rối loạn hàm lượng độ ẩm ở mắt và miệng khiến người bệnh bị khô mắt, khô miệng
- Biến chứng tim mạch, huyết áp và bệnh về phổi: Làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim, ung thư hạch, đột quỵ, tử vong
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Như đã chia sẻ ở trên, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mãn tính chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh. Thế nên quá trình điều trị bệnh thường chỉ tập trung vào việc đẩy lùi triệu chứng, chưa có biện pháp khắc phục hoàn toàn căn bệnh này.
Tuy nhiên, sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại cùng với giá trị tinh hoa của y học cổ truyền, việc điều trị bệnh có thể giúp mọi người phục hồi đến 80 – 90% tổn thương do viêm khớp dạng thấp gây ra. Vì vậy khi nhận thấy triệu chứng ban đầu của bệnh mọi người nên chủ động thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, điều trị kịp thời, hiệu quả.
Viêm khớp dạng thấp điều trị bao lâu?
Thời gian điều trị viêm khớp dạng thấp diễn ra trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, phương pháp chữa cũng như thể trạng sức khỏe của mỗi người. Vì vậy khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho vấn đề viêm khớp dạng thấp điều trị trong bao lâu?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu được chẩn đoán, can thiệp sớm tổn thương viêm khớp dạng thấp sẽ sớm phục hồi và đạt được hiệu quả tốt hơn. Có thể chỉ mất vài tháng, người bệnh có thể vận động, sinh hoạt bình thường. Ngược lại nếu để viêm khớp dạng thấp biến chứng mới điều trị thì có thể phải mất vài năm chức năng vận động mới có thể được phục hồi. Lúc này hiệu quả sẽ không được đảm bảo như việc điều trị sớm.
Chính vì vậy, việc thăm khám, can thiệp bệnh sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mỗi người.
Cách điều trị viêm khớp dạng thấp
Việc lựa chọn, áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Theo đó, tùy từng trường hợp, bệnh có thể khắc phục bằng một số phương pháp sau:
- Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng Thuốc thường được áp dụng với những người bị viêm khớp dạng thấp giai đoạn đầu, các tổn thương khớp chưa quá nghiêm trọng. Thuốc điều trị gồm có:
- Nhóm thuốc giảm đau chống viêm (không kê đơn): Phổ biến là thuốc không Steroid
- Thuốc giảm đau chống viêm (kê đơn): Steroid
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm
- Nhóm thuốc sinh học
Các loại thuốc này thường được sử dụng với mục đích giảm đau, chống viêm, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh, phòng ngừa các diễn tiến xấu có thể xảy ra. Nhìn chung, thuốc thường đem lại tác dụng nhanh, đem lại hiệu quả tốt trong những trường hợp đau khớp cấp tính.
Mặc dù vậy mọi người cần biết rằng, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong đợi như: Gây loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gây tổn thương gan, nhiễm trùng phổi,…. Vì vậy việc sử dụng thuốc Tây phải hết sức thận trọng và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Vật lý trị liệu
Trong những trường hợp viêm khớp dạng thấp mức độ nhẹ hoặc sau khi điều trị bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh áp dụng điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu. Các liệu pháp thường được sử dụng gồm có: Ngâm nước nóng, chiếu đèn nhiệt 250w, giảm đau bằng thủy lực,….
Các kỹ thuật này giúp làm ấm khớp, giãn cơ, giảm sự chèn ép dây thần kinh. Từ đó giúp tăng cường lưu thông khí huyết, làm giảm phản ứng viêm, đau hiệu quả. Góp phần đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương do bệnh gây ra.
- Phẫu thuật
Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp thường được áp dụng khi triệu chứng bệnh đã rất nghiêm trọng và không thể kiểm soát bằng thuốc. Các kỹ thuật phẫu thuật có thể chỉ định là: Phẫu thuật sửa gân, nội soi, chỉnh trục,…. Nếu bệnh đã có dấu hiệu biến chứng, có thể bạn sẽ phải phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp.
Tất cả các kỹ thuật này đều được thực hiện với mục đích chấm dứt diễn tiến bệnh, bảo toàn chức năng vận động của người bệnh. Thế nhưng không phải mọi trường hợp phẫu thuật đều thành công. Bên cạnh đó chi phí phục vụ cho một ca phẫu thuật cũng là một con số không hề nhỏ.
Như vậy nội dung bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cơ bản về viêm khớp dạng thấp. Qua đó chúng tôi mong rằng mọi người có thể nắm được kiến thức cần thiết về bệnh để biết cách phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!