Viêm khớp cổ chân khá phổ biến ảnh hưởng hoạt động của cổ chân, đến hiệu quả lao động, mọi hoạt động khác cũng bị ảnh hưởng theo. Vì vậy việc hiểu rõ về tình trạng viêm khớp cổ chân sẽ giúp điều trị bệnh nhanh chóng và giảm thiểu các biến chứng không mong muốn.
Viêm khớp cổ chân là gì?
Viêm khớp cổ chân là hiện tượng lớp sụn đệm ở giữa hai đầu xương bị tổn thương, hư hại. Từ đó khiến khớp xương kém linh hoạt, các đầu xương ma sát trực tiếp với nhau gây ra triệu chứng cứng khớp, đau nhức và các phản ứng sưng, viêm rất khó chịu.
Về lý thuyết, bệnh viêm khớp cổ chân thường xảy ra ở người già theo sự lão hóa tự nhiên của sụn và xương dưới sụn. Tuy nhiên trên thực tế nó có thể xảy ra ở bất kỳ người nào và đang dần có xu hướng bị trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh. Trong đó người phải di chuyển nhiều bằng chân, người có thói quen xấu trong sinh hoạt,…. là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Viêm khớp cổ chân được biết đến là loại viêm khớp phổ biến, có thể điều trị đơn giản nếu được điều trị sớm. Nhưng đa số người bệnh đều chủ quan với các cơn đau cảnh báo bệnh viêm khớp cổ chân. Điều này đã khiến hiện tượng viêm, sưng chuyển sang giai đoạn mãn tính, rất khó điều trị và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu viêm khớp cổ chân
Bạn có thể nhận diện bệnh viêm khớp cổ chân thông qua các triệu chứng điển hình như:
- Thường xuyên bị đau nhói ở cổ chân. Cơn đau tăng nặng hơn khi cử động khớp cổ chân
- Khớp cổ chân bị cứng và đau nhức sau khi ngủ dậy. Triệu chứng bệnh có xu hướng rõ rệt hơn khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột
- Sưng đỏ ở khớp cổ chân. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh cũng gặp dấu hiệu này
- Âm thanh lạo xạo khi cử động khớp chân. Các âm thanh được mô tả như “lạo xạo”, ”rắc rắc” phát ra từ ổ khớp cổ chân
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng viêm toàn thân. Cụ thể như: Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, lười vận động,…
Nguyên nhân viêm khớp cổ chân
Tương tự như các bệnh về xương khớp khác, viêm khớp cổ chân cũng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó có 5 nguyên nhân được đề cập nhiều nhất gồm:
- Yếu tố tuổi tác
Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến tất cả các bộ phận đều bị suy giảm chức năng và diễn bị tổn thương. Hệ cơ xương khớp cũng không tránh khỏi sự tác động này và dẫn đến hiện tượng viêm khớp cổ cân.
- Chấn thương tại khớp cổ chân
Bong gân, trật khớp, rạn xương,…. là các chấn thương rất thường gặp ở khớp cổ chân. Điều này đã đẩy nhanh tốc độ thoái hóa, khiến khớp cổ chân dễ bị viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Lười vận động
Thường xuyên vận động khớp sẽ kích thích quá trình sản sinh dịch nhầy bôi trơn ổ khớp. Ngược lại lười vận động đồng nghĩa với việc giảm lượng dịch tiết bôi trơn ổ khớp. Từ đó khiến xương khớp trở nên khô cứng, kém linh hoạt và dẫn đến viêm, sưng, thoái hóa.
- Bệnh béo phì
Đôi bàn chân tuy nhỏ bé nhưng nó chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi cân nặng vượt quá sức chịu đựng của khung xương và bàn chân sẽ khiến bộ phận này dần bị suy yếu, thoái hóa và dẫn đến viêm khớp cổ chân.
- Biến chứng của các bệnh lý khác
Nếu bạn đang mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như: Tiểu đường, gout,… Hoặc các bệnh về xương khớp như: Thoái hóa cột sống, loãng xương, viêm đa khớp,… cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cổ chân.
Ngoài ra, bệnh viêm khớp cổ chân cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân ít gặp hơn như: Khớp bị dị dạng bẩm sinh, tính chất di truyền, căng thẳng kéo dài,…
Viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không?
Tuy là khớp nhỏ trên cơ thể nhưng tổn thương ở khớp cổ chân được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị hiệu quả, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nặng nề như:
- Viêm màng bao hoạt dịch ở khớp cổ chân khiến lưu lượng máu tuần hoàn đến khớp cổ chân một cách bất thường
- Khiến các bó cơ quanh khớp bị teo nhỏ, làm biến dạng xương khớp
- Khi các phản ứng viêm diễn ra nghiêm trọng và phá hủy sụn, xương dưới sụn ở khớp cổ chân có thể dẫn đến biến chứng bại liệt. Người bệnh hoàn toàn mất khả năng vận động
Cách điều trị viêm khớp cổ chân
- Chữa bệnh bằng thuốc Tây
Thuốc chống viêm (Aspirin, Etodolac, Meloxicam….), thuốc giãn cơ (Baclofen, Cyclobenzaprine,..) và các loại thuốc giảm đau thông thường (Paracetamol,…) sẽ được sử dụng để giảm triệu chứng đau, viêm.
Ngoài ra, có thể bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc bổ sung dưỡng chất cho khớp. Ví dụ như: Các loại viên uống bổ sung vitamin, Glucosamine,… Với những người gặp phải cơn đau dữ dội, thuốc giảm đau thông thường không đem lại hiệu quả tốt thì sẽ được chỉ định tiêm Corticoid tại chỗ.
Các loại thuốc này giúp cải thiện nhanh triệu chứng bệnh, đem lại tác dụng tốt chỉ sau vài phút sử dụng. Tuy vậy nó thường tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: Gây đau dạ dày, xuất huyết dạ dày, xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ loãng xương,…
- Điều trị bằng vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu như: Vận động khớp cổ khón chân, tập co duỗi khớp cổ chân, bài tập quay cổ chân,… sẽ được áp dụng với những người mắc bệnh mức độ nhẹ. Thường xuyên tập luyện giúp tăng cường tính linh hoạt cho ổ khớp, kích thích quá trình sản sinh dịch nhầy và tăng cường lưu lượng máu đến khớp cổ chân. Giúp người bệnh giảm đau an toàn, hiệu quả.
- Can thiệp ngoại khoa
Phẫu thuật nội soi sẽ được thực hiện để giúp phục hồi chức năng ổ khớp trong những trường hợp triệu chứng bệnh tăng nặng và có dấu hiệu biến chứng. Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể di chuyển, sinh hoạt bình thường. Tuy vậy không phải tất cả các ca phẫu thuật đều đạt được hiệu quả như mong đợi.
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý phổ biến có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời mọi người có thể hạn chế tối đa các rủi ro không mong muốn. Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn đọc biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.