“Những món ăn chữa thoát vị đĩa đệm”, đây có lẽ là từ khóa đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ cộng đồng mạng, hiện nay. Vậy người bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì hay ăn những món như thế nào cho phù hợp? Mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Theo các chuyên gia cho biết: Bên cạnh việc sử dụng thuốc, tình trạng thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể cải thiện bằng việc kết hợp bổ sung những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, ngay từ những bữa ăn hàng ngày. Cũng theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng của người bệnh nên được bổ sung một số chất sau:
Thoát vị đĩa đệm nên ăn thực phẩm giàu canxi
Theo bác sĩ Phạm Thị Hậu của Việt Nam Forestry, khi lượng canxi trong xương bị mất cân bằng kéo dài một khoảng thời gian dài, nó sẽ đẩy nhanh tình trạng thoái hóa xương. Đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu, gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, canxi lại là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc dẫn truyền xung thần kinh và duy trì hoạt động cơ bắp. Vì vậy, khi canxi được bổ sung đầy đủ, bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiếp diễn và làm giảm những biến chứng nguy hiểm về vận động sau này.
Các thực phẩm giàu canxi gồm có:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Cá mòi.
- Các loại rau mày xanh sẫm.
- Đậu phụ.
- Ngũ cốc.
- Nước cam.
- Đậu trắng.
Omega 3
Từ omega 3 có thể tổng hợp được prostaglandin-một chất giúp cơ thể kích thích khả năng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Bởi vậy, nó góp phần rất quan trọng, trong việc điều trị triệu chứng đau điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Thực phẩm giàu omega 3 gồm có:
- Các loại cá: Cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm…
- Dầu gan cá tuyết.
- Hàu.
- Trứng cá muối.
Các loại vitamin: C, D, E
Vitamin C và E là những chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch chống lại những cơn đau do thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, vitamin D lại là một dưỡng chất quan trọng, giúp tăng cường việc hấp thụ và tổng hợp canxi. Khi kết hợp cả 3 loại vitamin này, hệ xương người bệnh sẽ được cải thiện, nâng cao và hỗ trợ giảm các triệu chứng đau hiệu quả.
Các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Để tiện cung cấp nhiều chất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh, các bạn có thể tham khảo các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến, dễ chế biến dưới đây.
Thịt bò xào lá lốt
Đây là món ăn rất tốt cho sức khỏe, vừa giúp điều trị đau lưng, đau nhức cơ thể do thoát vị đĩa đệm vừa có tác dụng bồi bổ máu.
Theo Đông Y lá lốt là dược thảo có vị cay nồng, tính ấm. Do đó, lá lốt có công dụng trừ phong thấp, tê bì chân tay, giảm đau nhức xương khớp. Đây là một vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Hiệu quả trị bệnh càng được nâng cao khi kết hợp lá lốt với loại thực phẩm giàu canxi như thịt bò.
Chuẩn bị: Khẩu phần từ 2-3 người: 300g thịt bò nạc, 50g lá lốt tươi (tùy nhu cầu), gia vị (dầu ăn, nước mắm, hạt nêm), gừng, tỏi.
Cách làm:
- Rửa sạch thịt dưới vòi nước, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Ướp thịt cùng gia vị trong khoảng 10-15 phút cho thấm thật đều.
- Rửa sạch gừng, tỏi (đã bỏ vỏ) và lá lốt dưới vòi nước. Sau đó tiến hành cắt sợi nhỏ lá lốt và băm nhỏ gừng, tỏi.
- Cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi phi thơm gừng tỏi băm. Tiếp đó, đổ thịt bò vào và xào sơ qua (15-20 giây), bỏ lá lốt vào xào cùng. Khi thịt và lá lốt đã chín, thêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp là được.
Cách sử dụng:
Sử dụng ăn cùng với cơm nóng, mỗi tuần sử dụng khoảng 2-3 lần. Để làm tăng khẩu vị, tránh cảm giác nhàm chán, bạn có thể đổi cách chế biến như: bò nướng lá lốt, thịt chiên lá lốt, hay thịt viên lá lốt…
Thịt lợn hầm quả sung
Sung là một loại quả dễ tìm, có công dụng chống viêm giảm đau tốt đặc biệt tốt. Kết hợp sung với thịt lợn giàu canxi có tác động tích cực trong điều trị thoát vị đĩa đệm,
Chuẩn bị:400g sung xanh, 200g thịt lợn nạc (nên chọn thịt mông cho ngon), gia vị, nước lọc, hành khô 2 củ, có thể chuẩn bị thêm 1 quả ớt nếu bạn thích vị cay.
Cách làm:
- Hành khô bỏ vỏ, băm nhỏ, chia 2 phần.
- Rửa sạch thịt lợn dưới vòi nước, thái thành miếng vuông (như miếng thịt kho tàu). Sau đó, tẩm ướp thịt cùng một phần hành khô đã băm và gia vị nước mắm, đường, bột ngọt…trong khoảng 15-30 cho gia vị ngấm đều.
- Rửa sạch sung dưới vòi nước, rồi cắt đôi để ngấm gia vị tốt hơn.
- Cho dầu vào chảo đun nóng, rồi cho phần hành còn lại vào nồi phi thơm. Tiếp theo bỏ thịt vào đảo cho săn lại. Thêm nước, ớt (nếu có) và sung vào đun cho sôi, rồi sau đó vặn nhỏ nhỏ rửa. Hầm khoảng 30-45 phút khi thịt và sung chín nhừ thì tắt bếp.
Cách sử dụng: Sử dụng ăn cùng với cơm nóng, mỗi tuần sử dụng khoảng 1-2 lần
Cháo hạt sen
Cháo hạt sen là thực phẩm có công dụng giảm đau, nên có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, hạt sen còn rất tốt cho hệ tiêu hóa và có tác dụng an thần, giúp bệnh nhân ngủ ngon, sâu giấc sau những cơn đau khó chịu.
Nguyên liệu: Hạt sen 50g, gạo rang 50g, đậu xanh 20g.
Cách làm:
- Hạt sen rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 1 tiếng để khi hầm sẽ nhừ nhanh hơn. Cho hạt sen vào nồi luộc chín rồi vớt ra ngoài, để nguội. Có thể bỏ tâm sen nếu bạn không thích vị đắng và không bị mất ngủ.
- Cho gạo vào nồi, thêm nước cùng hạt sen đã luộc qua và đậu xanh vào. Sau đó, tiến hành ninh đến khi tất cả các nguyên liệu đều chín nhừ rồi thêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Cách sử dụng:Chú ý ăn khi cháo còn nóng, có thể sử dụng ăn hàng ngày. Nên sử dụng thường xuyên để có thể đảm bảo hiệu quả trị bệnh.
Xem ngay: Thoát vị đĩa đệm l4 l5 s1 triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả
Trên đây là giải đáp thắc mắc người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Cũng như một số món ăn chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả và vô cùng dễ làm. Nếu bạn đang phải đương đầu với căn bệnh này, hãy áp dụng những món trên vào thực đơn của mình thường xuyên để có thể sớm ngăn ngừa bệnh tiếp diễn.
Thông tin tham khảo:
- https://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/typical-symptoms-a-herniated-disc
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/symptoms-causes/syc-20354095