Thoát vị đĩa đệm đang được biết đến là một trong những triệu chứng bệnh lý về xương khớp phổ biến hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Bệnh lý gây nên rất nhiều đau đớn cho người bệnh với những cơn đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động của cơ thể và cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các lớp nhân nhầy của phần đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài, làm ảnh hưởng trực tiếp, gây nên hiện tượng chèn ép đến các khu vực rễ thần kinh và ống sống. Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm sẽ cảm thấy đau đớn, việc di chuyển trở nên khó khăn và thường xuyên gặp căng thẳng, stress kéo dài,..
Hiện nay, thoát vị đĩa đệm đang ngày càng trở nên “trẻ hóa” hơn khi những đối tượng mắc bệnh thường trong độ tuổi từ 20-40 tuổi. Một số nhóm đối tượng dễ mắc các triệu chứng bệnh lý thoát vị đĩa đệm như:
- Người thường xuyên phải làm các công việc nặng như bưng vác, khiến xương khớp và các đốt cột sống bị quá tải.
- Người có tư thế ngồi và vận động không khoa học, khiến cơ thể thường xuyên bị nhức mỏi.
- Thói quen làm việc và sinh hoạt không hợp lý, ví dụ như sử dụng gối quá cao khi ngủ,…
- Người mắc các bệnh lý nền về xương khớp như thoái hóa cột sống, tê nhức xương khớp,..
- Người mắc các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến vấn đề xương khớp: gai cột sống, trượt cột sống, vẹo cột sống,..
- Những người thường xuyên phải uốn dẻo với các tư thế phức tạp như diễn viên múa hoặc vận động viên thể thao thường phải tập luyện ở cường độ cao.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm thường có rất nhiều, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm:
- Quá trình lão hóa của cơ thể khi tuổi tác ngày càng cao, khiến các khối đĩa đệm bị suy giảm các chức năng, gây nên tình trạng rách, đứt, nứt,… làm cho phần nhân nhầy bị thoát ra. Đây là nguyên nhân chính khiến cho các tế bào rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép.
- Việc ngồi sai tư thế sẽ gây nên tình trạng cong vẹo cột sống, các khối thoát vị bị dịch chuyển và làm cho phần bao xơ bị phá vỡ. Điều này sẽ gây nên các cơn đau tại phần vùng cổ và lưng của người bệnh.
- Người bị béo phì, thừa cân: Ở những đối tượng này, khi khối lượng cơ thể tăng cao sẽ khiến cột sống phải gánh chịu những áp lực lớn, làm cho phần đĩa đệm bị chệch khỏi vị trí bình thường.
- Tai nạn giao thông khiến lớp đĩa đệm và hệ thống khớp xương, cột sống bị ảnh hưởng
- Người vừa trải qua các cuộc phẫu thuật về xương khớp sẽ rất dễ gây nên các tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Sử dụng quá nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, nước có gas,.. sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị mắc các chứng thoát vị đĩa đệm.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khiến tình trạng lão hóa, thoái hóa kéo dài,.. đây là nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra và tiến triển với các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn.
Để phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp, nhất là tình trạng thoát vị đĩa đệm, các bạn cần:
- Rèn luyện cho mình thói quen sống khoa học
- Tích cực rèn luyện thể dục thể thao
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Hạn chế tối đa các chất kích thích có hại cho sức khỏe của chính mình
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Để có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị triệu chứng bệnh lý thoát vị đĩa đệm, các bạn cần kịp thời phát hiện các triệu chứng của bệnh, giúp kiểm soát triệt để các biến chứng có thể xảy ra đối với sức khỏe của mình. Dưới đây là một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm mà các bệnh nhân thường gặp phải trong quá trình phát bệnh.
- Các cơn đau tái phát ở vùng thắt lưng, vai gáy, vùng cổ và các khớp chân tay. Những cơn đau có tần suất ngày càng gia tăng, từ đau âm ỉ đến các cơn đau dữ dội, trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Chỉ khi người bệnh ngừng hoạt động hoặc nghỉ ngơi thì các cơn đau mới thuyên giảm, tăng mạnh khi vận động.
- Xuất hiện các triệu chứng tê bì chân tay, mất cảm giác ở các đầu ngón tay, ngón chân, thậm chí có cảm giác kiến bò trong các khớp xương.
- Bủn rủn tay chân, chức năng vận động và cầm nắm bị hạn chế rất nhiều.
- Khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc trằn trọc bởi các cơn đau tái phát nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
- Bại liệt: Đây là trường hợp khi bệnh đã và đang ở giai đoạn rất nặng, người bệnh sẽ không thể thực hiện chức năng di chuyển và vận động của mình.
- Teo các cơ: Cũng tương tự như bại liệt, tình trạng teo cơ khiến người bệnh rất khó khăn trong việc vận động, các cơ chân tay bị teo nhỏ và người bệnh hoàn toàn phải dựa vào xe lăn để di chuyển.
- Bí tiểu, són tiểu ở những đối tượng người già khi không làm chủ được các cơn đau nhức.
- Căng thẳng kéo dài, stress, mệt mỏi, hay cáu gắt,..
Nếu phát hiện ra một trong những triệu chứng bất thường của cơ thể và có liên quan đến vấn đề xương khớp, đặc biệt là bệnh lý thoát vị đĩa đệm, các bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Theo các chia sẻ của bác sĩ và các vị chuyên gia, nếu thoát vị đĩa đệm được phát hiện sớm thì khả năng điều trị và phục hồi hoàn toàn sẽ rất cao, không gây nên các biến chứng cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm nếu như người bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh những cơn đau dai dẳng, kéo dài, thoát vị đĩa đệm còn gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh lý còn gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp, có thể kể đến một số biến chứng như sau:
- Teo cơ tay, chân: Đây là một trong những triệu chứng bệnh lý rất nguy hiểm khi bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn nặng. Khi đó, các khối cơ tại khu vực bắp tay, bắp chân sẽ teo nhỏ, không nên hiện tượng không lưu thông máu được cho cơ thể, gây thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết. Nếu để lâu trong thời gian dài sẽ khiến bại liệt và mất hẳn chức năng vận động của cơ thể.
- Rối loạn chức năng vận động: Ngay cả ở những trường hợp nhẹ, thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vận động của cơ thể, khiến người bệnh rất khó để di chuyển và vận động.
- Đau rễ thần kinh: Những cơn đau rễ thần kinh sẽ diễn ra với tần suất liên tục, kéo dài suốt từ khu vực vùng thắt lưng đến tận gan bàn chân. Những cơn đau này sẽ khiến người bệnh không thể di chuyển được một cách bình thường, thường xuyên phải nghỉ ngơi.
- Rối loạn cảm giác cơ thể: Từ việc bị đau rễ thần kinh, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện các triệu chứng như rối loạn cảm giác của cơ thể bởi các chuỗi dây thần kinh bị tổn thương. Các triệu chứng như tê chân, tê tay, không còn cảm giác hay nhận thức về nóng hoặc lạnh sẽ ngày càng rõ rệt.
- Rối loạn chức năng đại tiểu tiện: Tình trạng thoát vị đĩa đệm với những cơn đau kéo dài sẽ khiến người bệnh bị bí tiểu, tiểu không kiểm soát do phần cơ thắt bị ảnh hưởng và bàng quang sẽ không thể giữ được lượng nước tiểu của cơ thể. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến ở những đối tượng người già hoặc người ngoài trung niên khi sức đề kháng bị suy giảm, xuất hiện tình trạng lão hóa, thoái hóa ở cơ thể.
- Hội chứng đuôi ngựa: Người bị mắc hội chứng đuôi ngựa sẽ xuất hiện các triệu chứng như rối loạn cảm giác tại khu vực vùng đáy xương chậu và vùng chân. Điều này sẽ khiến người bệnh bị tê bì các ngón chân và bàn chân, khiến việc di chuyển trở nên vô cùng bất tiện.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Hiện nay, thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh kịp thời phát hiện và đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Để có thể phát hiện được các mức độ của bệnh lý, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm lâm sàng và chuyên sâu để tiến hành chẩn đoán.
Quá trình chẩn đoán lâm sàng
Ở quá trình chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được thử với các mức độ chịu đựng của đốt cột sống. Khi càng gắng sức, tình trạng đau đớn sẽ tăng cao. Đây là những dấu hiệu ở giai đoạn đau cấp mà người bệnh rất thường bị mắc phải.
Các triệu chứng xuất hiện ngày càng nhiều như các cơn đau kéo dài xuống khu vực khớp chân, bắp chân, khi này các tuyến vòng sợi lồi ra sau của đĩa đệm đã bị đứt gãy, khiến toàn bộ phần nhân nhầy đè nặng lên các tuyến tế bào rễ. Đặc biệt xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm như phù nề ở phần mô, tĩnh mạch bị ứ đọng,..
Thông qua quá trình chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ xuất hiện 4 trong số 6 các yếu tố chấn thương như sau: đau cột sống ở khu vực thắt lưng theo lan rễ, các cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi, xuất hiện dấu hiệu chuông bấm, dấu hiệu lasegue và đau khi nghiêng người về một bên.
Quá trình chẩn đoán cận lâm sàng
Để thực hiện quá trình chẩn đoán cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu như sau:
- Chụp X quang quy ước: Thông qua việc chụp X quang quy ước, các bác sĩ sẽ phát hiện ra các tình trạng như lệch vẹo cột sống, hẹp khoang gian đốt sống, mất ưỡn cột sống,.. cùng một số tổn thương khác như khuyết eo, trượt đốt sống, mất vững cột sống,..
- Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ: Với phương pháp chụp này, các bác sĩ sẽ phát hiện được vị trí và hình thái thoát vị hay số tần thoát vị. Phương pháp này được biết đến bởi sự chính xác cao, nhanh chóng và vô cùng hiện đại.
- Chụp cắt lớp vi tính: Cách chụp cắt lớp vi tính sẽ cho ra kết quả chính xác về vị trí, mức độ của tình trạng thoái hóa đốt sống, mang đến cho bạn kết quả xác thực nhất.
Sau khi thực hiện 2 quá trình chẩn đoán là lâm sàng và cận lâm sàng với những xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ sẽ phát hiện ra được tình trạng bệnh lý và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác với liệu trình phù hợp với cơ địa, giúp bạn có thể nhanh chóng điều trị triệt để tình trạng này.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, các bạn hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm tình trạng thoát vị đĩa đệm một cách nhanh chóng và an toàn. Hãy cùng khám phá những cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay.
Điều trị nội khoa
Ở những trường hợp bệnh nhẹ, phương pháp điều trị nội khoa được ưu tiên sử dụng, mang đến hiệu quả điều trị cao và an toàn. Các loại thuốc được kết hợp sử dụng bao gồm các loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc corticoid, thuốc chống động kinh,… Theo các liệu trình điều trị từ 1-3 tháng, người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả điều trị, đồng thời các triệu chứng đau nhức cũng giảm đi rõ rệt.
Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, kết hợp cùng châm cứu, bấm huyệt cùng với các phương pháp massage,..
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, đã xuất hiện các biến chứng phức tạp và khó kiểm soát. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật khi người bệnh bị tê liệt khu vực chân tay, mất thăng bằng trong di chuyển và mất kiểm soát trong đại tiểu tiện,…
Bên cạnh đó, với sự hiện đại của y học, người bệnh thoát bị đĩa đệm còn có thể áp dụng việc sử dụng sóng cao tần hay tia laser để can thiệp vào phần nhân nhầy khi mới bắt đầu lan ra khỏi phần ống sống. Lưu ý rằng liệu phpas này chỉ áp dụng khi người bệnh chưa xuất hiện các triệu chứng thương tổn như gai xương, xẹp đốt sống,..
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian từ ngàn đời nay vẫn được biết đến bởi sự an toàn, lành tính, không gây nguy hại và phù hợp với mọi đối tượng người sử dụng. Để giúp các bạn có thêm nhiều phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm, chúng tôi xin đưa ra 2 bài thuốc dân gian được ưa chuộng nhất hiện nay.
Bài thuốc 1:Cây cỏ xước
Cây cỏ xước được mệnh danh là một trong những vị thuốc đặc trị, giúp điều trị các triệu chứng bệnh lý liên quan đến xương khớp, nhất là tình trạng thoát vị đĩa đệm. Với công dụng hiệu nghiệm, cây cỏ xước sẽ ngăn ngừa tình trạng tràn dịch chất nhầy, cải thiện các vấn đề xương khớp và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để sử dụng cỏ xước, các bạn cần kết hợp 20 gam cỏ xước cùng 16 gam đỗ trọng, 16 gam lá lốt, 20 gam ý dĩ. Các nguyên liệu được làm sạch, sắc cùng nước và uống 2 lần/ngày. Các bạn nên kiên trì sử dụng từ 1-2 tháng để phát huy tối đa công dụng của dược liệu.
Bài thuốc 2: Cây ngải cứu
Ngải cứu không chỉ được biết đến bởi hương vị thơm ngon mà còn được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc về điều trị xương khớp. Các bạn có thể kết hợp ngải cứu cùng mật ong với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm để gia tăng hiệu quả điều trị cho bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Ngải cứu sau khi rửa sạch cần trộn chung cùng với mật ong, lọc lấy phần nước trong và uống. Các bạn uống 2 lần/ ngày, liên tục trong 2-3 tuần.
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa, người bệnh cần rèn luyện cho chế độ sinh hoạt và luyện tập điều độ với các bài tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng bệnh lý và cơ địa của mình như yoga, aerobic, đi bộ, bơi lội,.. Các bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia về cường độ tập luyện để đạt hiệu quả tối đa nhất, mang lại những giá trị cao cho sức khỏe.
Ngoài ra, người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm cũng cần có cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý, ưu tiên những thực phẩm giàu canxi và các khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các bạn tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích hoặc rượu bia, thuốc lá,… vì đây đều chứa các chất rất nguy hại đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh. Nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày và bổ sung cho cơ thể các nhóm chất như vitamin đến từ rau xanh và hoa quả tươi.
Hy vọng rằng qua những chia sẻ vừa rồi, các bạn đã có cho mình thêm thật nhiều thông tin bổ ích về triệu chứng bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Chúc các bạn dồi dào sức khỏe và hẹn gặp lại các bạn trong những chuyên mục về sức khỏe ở những bài viết sau.