Có không ít người được chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống m47 nhưng lại không hiểu về loại bệnh này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về thoái hóa cột sống m47 để người bệnh hiểu rõ hơn về định nghĩa cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp!
Thoái hóa cột sống m47 là gì?
Theo y học, mỗi đốt ở cột sống sẽ có một ký hiệu mã định danh khác nhau. Ví dụ: từ C1-C7 là đoạn đốt sống cổ, từ T1 – T12 là đốt sống ngực, từ L1 – L5 là đốt sống thắt lưng, từ S1 – S5 là đốt sống cùng… Trong đó, m47 là ký hiệu đốt sống ở thắt lưng.
Thoái hóa cột sống m47 có thể liên quan đến bất kỳ phần nào của đĩa đệm, đốt sống và mô mềm ở xung quanh. Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng đau nhói, khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Thoái hóa cột sống m47 gây ra các triệu chứng đau thắt vùng lưng do vị trí vùng thoái hóa khiến người bệnh đối mặt với cơn đau âm ỉ và ê buốt. Các cơn đau do thoái hóa cột sống thường phát triển theo từng giai đoạn của bệnh. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ nhất cơn đau khi cười lớn, hắt hơi hoặc vận động mạnh. Một số người bệnh gặp triệu chứng co cứng quanh đốt sống lưng đột ngột.
Trong một số trường hợp, thoái hóa cột sống m47 có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ biến dạng cột sống do hình thành gai xương. Lúc này, người bệnh dễ bị gù lưng, khó khăn khi vận động.
Về lâu dài, thoái hóa cột sống m47 có thể ảnh hưởng đến quá trình đại tiện, tiểu tiện dẫn đến bí tiểu, són tiểu, đau buốt khắp các cơ tay chân…
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống m47
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống m47. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, bạn có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao nếu có sự tác động của những tác nhân sau:
Tuổi cao
Những người tuổi cao (từ trung niên đến người cao tuổi) có khả năng mắc các bệnh liên quan đến thoái hóa xương khớp trong đó có thoái hóa cột sống m47 cao. Bởi những đối tượng này có khả năng bôi trơn đĩa đệm giảm, cột sống mất dần khả năng đàn hồi và chịu lực. Thêm vào đó, phần cột sống thắt lưng đã trải qua một thời gian dài hoạt động, bào mòn nên dễ dẫn đến vấn đề lão hóa.
Môi trường làm việc
Những người thường xuyên ngồi nhiều và vận động ít như dân văn phòng, công nhân, lái xe… là đối tượng dễ mắc bệnh lý về xương khớp trong đó có thoái hóa cột sống m47. Bởi thói quen ngồi lâu có thể gây ra tăng áp lực tới dây chằng cột sống thắt lưng.
Người bê vác đồ nặng
Những người bê vác đồ nặng thường xuyên có khả năng đối mặt với thoái hóa cột sống m47 cao hơn rất nhiều. Bởi các vật nặng này có trọng lượng lớn tác động trực tiếp tới vùng cột sống. Về lâu dài, vùng cột sống dễ bị đau nhức và thoái hóa.
Sinh hoạt sai tư thế
Những người có thói quen nằm cong, ngồi gù lưng hoặc nằm đệm quá cứng có thể tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cao hơn thông thường.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng thoái hóa cột sống m47 có thể kể đến như: Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, uống rượu bia, bẩm sinh, chấn thương… Những nguyên nhân này có thể khiến phần cột sống m47 bị yếu đi, gây nên thoái hóa.
Thoái hóa cột sống m47 phải làm sao?
Một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị thoái hóa cột sống m47 là:
Điều trị bằng Thuốc tây
Sử dụng thuốc Tây điều trị thoái hóa cột sống m47 được khá nhiều người lựa chọn. Bởi nó giúp mang lại hiệu quả giảm đau nhanh. Một số loại thuốc tây thường được dùng trong điều trị bệnh lý này là:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau thường được dùng để ức chế hệ thần kinh của người bệnh từ đó ngăn chặn cảm giác đau nhức xương khớp. Thuốc giảm đau được chỉ định để điều trị triệu chứng, một số loại phổ biến là: Tramadol, paracetamol và opioid.
- Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc này giúp kiểm soát tình trạng đốt sống thoái hóa bị sưng viêm, phòng ngừa nguy cơ bệnh biến chứng. Một số loại thường được bác sĩ kê đơn là: meloxicam, diclofenac…
- Thuốc giãn cơ: Những loại thuốc này có công dụng giãn cơ từ đó giảm cảm giác co cứng ở xương khớp. Một số loại phổ biến là Carisoprodol, Mydocalm, Myonal,….
Tuy các loại thuốc này mang lại hiệu quả nhanh nhưng người bệnh nên hạn chế lạm dụng bởi có thể dẫn đến buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng khi có tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
Thuốc nam chữa thoái hóa cột sống m47
Các loại thuốc nam được nhiều người lựa chọn trong điều trị thoái hóa cột sống M47 bởi khá an toàn, giá thành rẻ. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường mang hiệu quả chậm đòi hỏi người bệnh cần kiên trì để đạt kết quả tốt. Một số loại thuốc nam thường được dùng trong điều trị bệnh là: Lá ngải cứu, lá chìa vôi, đinh lăng, lá lốt…
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp người bệnh thoái hóa cột sống m47 giảm nhanh các cơn đau xương khớp. Một số phương pháp thường được áp dụng là: Châm cứu, xoa bóp, kéo giãn cơ… Những phương pháp này tác động trực tiếp đến vùng cột sống để mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên thực hiện bởi những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn nhất.
Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống m47
Trường hợp, bệnh lý thoái hóa xương khớp nặng và các phương pháp chữa bệnh khác không mang lại hiệu quả tốt thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật sẽ can thiệp trực tiếp vào vùng xương bị thoái hóa để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến vùng xương khớp khác. Tuy nhiên phương pháp này rất ít được sử dụng, chỉ trong những trường hợp khẩn cấp.
Trên đây là các thông tin về thoái hóa cột sống m47. Có thể thấy, đây là một bệnh lý không đơn giản. Do đó, người bệnh cần quan sát cơ thể để thăm khám và điều trị kịp thời.