Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không và cách tập luyện thế nào cho đúng? Đây là điều mà nhiều người mong muốn được chuyên gia giải đáp chi tiết nhất. Để giải đáp rõ câu hỏi trên cũng như có những lời khuyên khi đi bộ, chạy bộ cho người bị thoái hóa cột sống, bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều bệnh nhân. Bởi chạy bộ là bộ môn thể thao mang đến nhiều lợi ích cho thể trạng, sức khỏe của người bệnh.
Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ khuyến cáo rằng những người bị thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu có thể chạy bộ để rèn luyện sức khỏe. Những người mắc bệnh thoái hóa cột sống nặng không nên chạy bộ vì dễ gây chấn thương, nguy hiểm cho cơ thể.
Ở giai đoạn đầu khi bị thoái hóa cột sống, chạy bộ sẽ mang đến nhiều lợi ích, cụ thể:
- Tăng cường tuần hoàn máu: Chạy bộ đúng cách, hít thở đều đặn sẽ giúp máu huyết trong cơ thể lưu thông đều đặn. Máu có thể đến các cơ xương khớp trong cơ thể và nuôi dưỡng chúng. Ngoài ra, máu sẽ đưa chất dinh dưỡng đến các ổ khớp và hạn chế mắc bệnh ở khớp. Xương khớp được cung cấp máu và chất dinh dưỡng cần thiết thì chúng sẽ được cải thiện, giảm bớt đau nhức và tăng cường khả năng linh hoạt.
- Cột sống và đĩa đệm được phục hồi: Đĩa đệm và cột sống sẽ dần phục hồi, không bị thoái hóa khi chạy bộ đúng cách. Hơn nữa, thói quen chạy bộ thường xuyên sẽ giúp xương khớp trở nên chắc khỏe và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
- Thư giãn hông, xương khớp, cơ: Chạy bộ thường xuyên và đúng cách sẽ giúp các cơ bắp được thư giãn, hạn chế tình trạng căng cứng cơ và gây nguy hiểm. Khi đó, hệ thống xương khớp được kéo giãn và tăng tính đàn hồi, dẻo dai cho cơ bắp, xương khớp khi di chuyển.
Tuy nhiên, khi chạy bộ, người bệnh lưu ý chạy bộ đúng cách. Bạn không nên chạy bộ quá sức gây nguy hiểm cho sức khỏe. Người bệnh chỉ nên tập luyện ở một mức độ vừa phải, vừa sức với mình. Nếu chạy bộ quá sức có thể gây ảnh hưởng và chấn thương xương khớp rất nguy hiểm.
Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?
Đi bộ là bộ môn thể thao tập luyện nhẹ nhàng mà người bị thoái hóa cột sống có thể tập luyện và thực hiện mỗi ngày. Đi bộ nhẹ nhàng sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho hệ thống xương khớp như sau:
Tăng cường sức khỏe cho cột sống
Lợi ích đầu tiên của việc đi bộ là tăng cường sức khỏe cho cột sống, xương khớp. Điều này sẽ giúp duy trì sự hoạt động ổn định, linh hoạt ở cột sống và hệ thống xương khớp. Đồng thời, việc đi bộ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, oxy và các chất dinh dưỡng đến xương khớp, cơ bắp để nuôi dưỡng chúng.
Hơn thế nữa, nếu không đi bộ, tập thể thao thường xuyên thì các cơ sẽ co lại và sinh ra nhiều toxin gây nguy hiểm cho cơ thể. Chất này tích tụ quá nhiều bên trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng cứng khớp, đau nhức xương khớp trầm trọng. Việc đi bộ sẽ giúp đào thải chất này ra ngoài và tăng cường sự vận động linh hoạt ở xương khớp.
Tăng tính dẻo dai, đàn hồi
Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cho xương khớp. Từ đó hạn chế tình trạng cứng khớp, khô khớp, khớp kém linh hoạt khi vận động. Khi đó, cột sống sẽ phải chịu một lực rất lớn để nâng đỡ toàn bộ cơ thể và có khả năng bị thoái hóa rất cao.
Khi đi bộ mỗi ngày, cơ xương khớp trong cơ thể sẽ được làm ấm lên, phục hồi tính dẻo dai và linh hoạt ở xương khớp.
Tuy nhiên, tương tự như việc chạy bộ, người bệnh phải đi bộ đúng cách, đúng kỹ thuật. Đồng thời, bạn tập luyện vừa sức, không được đi bộ quá mức có thể gây nguy hiểm cho hệ thống xương khớp.
Cách chạy bộ, đi bộ đúng cách khi bị thoái hóa cột sống
Để đi bộ đúng cách, đúng kỹ thuật, hạn chế gây chấn thương xương khớp, người bệnh lưu ý áp dụng các bước như sau:
Chạy bộ
- Tư thế chạy bộ: Đầu hướng về trước, cơ thể thư giãn, thoải mái. Lưng giữ thẳng, phần thân người vuông góc với mặt đất là được.
- Người bệnh nên chạy nhẹ nhàng 5 phút đầu tiên khi bắt đầu chạy và từ từ chạy nhanh hơn.
Đi bộ
- Tư thế đi bộ đúng cách: Phần đầu đưa nhẹ về phía trước, toàn bộ cơ thể thả lỏng. Phần cánh tay, vai kết hợp đều đặn với nhau và đưa nhẹ nhàng, thư giãn.
- Khi mới bắt đầu đi bộ, người bệnh chỉ nên đi chậm từng bước rồi sau đó đẩy nhanh tốc độ thực hiện hơn nữa.
Một số lưu ý người bệnh thoái hóa cột sống cần nhớ khi đi bộ, chạy bộ
Khi lựa chọn môn thể thao đi bộ, chạy bộ để rèn luyện sức khỏe, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau để hạn chế tình trạng chấn thương cũng như đạt hiệu quả tốt nhất khi tập luyện:
- Người bệnh nên mặc những bộ đồ thoải mái, co giãn và có độ thấm mồ hôi tốt. Từ đó giúp mọi người không cảm thấy vướng víu và có thể dễ dàng khi di chuyển.
- Nên chọn một đôi giày nhẹ nhàng, dễ vận động. Bạn không nên mang dép, giày quai ngon để tập luyện.
- Khi đi bộ, chạy bộ, người bệnh kết hợp với việc hít thở nhẹ nhàng, đều đặn để tăng cường khả năng tập luyện và hỗ trợ quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn.
- Người bệnh nên tập thể thao đều đặn hàng ngày mỗi sáng sớm hoặc buổi chiều. Mỗi lần nên tập khoảng 30 phút là tốt nhất.
- Người bệnh không nên ăn no trước khi tập luyện, thay vào đó bạn chỉ nên ăn các món ăn nhẹ nhàng để tránh gây hại cho dạ dày.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp được câu hỏi thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không cũng như cách tập luyện cho đúng cách. Theo đó, người bệnh thoái hóa cột sống lưu ý khi tập luyện bất kỳ môn thể thao nào cũng phải tập luyện đúng kỹ thuật, vừa sức để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>> Tìm hiểu:
- Thuốc Đông y trị thoái hoá cột sống có tốt không? Cần lưu ý gì?
- Đau rễ thần kinh cột sống biểu hiện bệnh gì? Phải làm sao?