Lao phổi kiêng ăn gì và nên ăn gì là câu hỏi nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị lao phổi. Nếu bạn cũng có chung băn khoăn trên thì hãy theo dõi ngay lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Lao phổi kiêng ăn gì?
Khi bị lao phổi, để tránh khiến cơn ho lao tái phát và tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần kiêng kỵ nhóm thực phẩm, đồ uống sau:
Đồ ăn cay nóng
Đối với người bị lao phổi, đồ ăn cay nóng như xúc xích rán, gừng, ớt, hạt cải sẽ khiến cơn ho ngày càng trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn. Thậm chí nhóm thực phẩm này còn có thể làm cho người bệnh khạc đờm ra máu. Do đó người bị lao phổi tuyệt đối không nên sử dụng đồ ăn cay nóng.
Chất kích thích, rượu bia
Chất kích thích như cafein, rượu, bia, thuốc lá là những “thủ phạm” gây hại hàng đầu cho phổi. Khi mắc lao phổi, người bệnh cần tránh xa chúng để tránh tình trạng rối loạn thần kinh, làm bệnh tiến triển xấu đi.
Rau chứa nhiều axit oxalic
Những loại rau chứa nhiều axit oxalic như rau chân vịt cũng được khuyến cáo không nên sử dụng khi mắc lao phổi. Bởi khi đưa vào cơ thể, loại rau này sẽ kết hợp với canxi, từ đây tạo thành oxalic canxi không hòa tan. Chất này sẽ khiến cơ thể thiếu hụt canxi. Từ đây sức khỏe của người bệnh sẽ khó có thể phục hồi mặc dù đã dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kiêng ăn mộc nhĩ
Mộc nhĩ là một loại thực phẩm làm chậm lại quá trình đông máu. Vì thế khi bị lao phổi, người bệnh cần tránh xa đồ ăn này.
Lao phổi nên ăn gì?
Bên cạnh những đồ ăn cần kiêng kỵ bên trên, người bị lao phổi nên bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như:
Khoáng chất
Các khoáng chất tốt cho bệnh nhân lao phổi gồm có:
- Kẽm
Kẽm là dưỡng chất cần thiết cho sự đông máu và có tác dụng cân bằng hệ miễn dịch, tăng tốc độ làm lành vết thương. Với bệnh nhân đang điều trị lao phổi, bổ sung kẽm trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng. Từ đây giúp cơ thể khỏe khoắn để chống lại tác nhân gây bệnh.
Người bệnh có thể bổ sung kẽm qua nguồn thực phẩm như đậu hà lan, hải sản, thịt lợn nạc, lòng đỏ trứng gà,…
- Sắt
Những bệnh nhân lao phổi thường bị thiếu sắt, dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng. Việc bổ sung sắt trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh rất cần thiết. Bởi sắt là thành phần chính tạo nên hồng cầu và rất quan trọng với nhân tế bào.
Do đó người bệnh cần bổ sung nguồn thực phẩm cung cấp lượng sắt dồi dào trong khẩu phần ăn như: Lòng đỏ trứng, nấm hương, mộc nhĩ,…
- Kali
Kali là dưỡng chất đảm nhiệm chức năng giảm xuất huyết, kích thích sản sinh tế bào khỏe mạnh. Người bệnh nên bổ sung kali thông qua rau xanh, gan, khoai tây, dầu thực vật hoặc măng.
Chất xơ
Chất xơ là dưỡng chất không thể thiếu đối với tất cả người bệnh, ngay cả với những người khỏe mạnh. Chất xơ giúp cân bằng đường ruột của người bệnh, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.
Qua đó, người bệnh sẽ cảm thấy ăn ngon miệng và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn để tăng cường hệ miễn dịch. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ nhất là rau xanh, phomai, trái cây tươi,…
Tăng cường bổ sung vitamin
Đối với người bị lao phổi, vitamin giữ nhiều vai trò then chốt. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể, nhất là nhóm những vitamin như:
- Vitamin A, C, E
Đây là những vitamin giúp cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn, ngăn chặn tình trạng oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch. Người bệnh cần sử dụng lượng lớn vitamin A, C, E mỗi ngày qua nguồn cung như: Thịt bò, thịt gà, gan, cá biển, thịt lợn nạc, rau có màu xanh,…
- Vitamin B, K
Khi bị lao phổi, các cơ quan trong cơ thể người bệnh cũng dần trở nên yếu đi nên việc khả năng hấp thụ dưỡng chất sẽ giảm dần. Từ đây rất dễ gây ra những hệ lụy nguy hiểm như suy giảm khả năng miễn dịch, rối loạn đông máu, viêm dây thần kinh ngoại biên,…
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm bên trên, bệnh nhân lao phổi cần bổ sung đầy đủ vitamin B, K trong thực đơn. Người bệnh nên tăng cường ăn rau xanh, gan, thịt lợn, khoai tây, đậu,…
Ngoài chế độ dinh dưỡng bên trên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên sử dụng thức ăn dạng lỏng để cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, tránh để họng khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập gây bệnh.
- Người bệnh có thể uống thêm nước dừa trong ngày để bù nước và muối khoáng cho cơ thể.
- Giữ ấm cơ thể, hạn chế thức khuya và tránh những môi trường khói bụi ô nhiễm để những cơn ho lao không tái diễn.
Như vậy bài viết đã cùng bạn tìm hiểu lao phổi kiêng ăn gì và không nên ăn gì rồi nhé. Bạn hãy lưu lại ngay những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!