Đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không? Phòng tránh

Đau khớp háng khi mang thai gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt của các mẹ. Tình trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Vậy, đau khớp háng có nguy hiểm không? Làm thế nào để cải thiện cơn đau? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai

Khớp háng là khớp hoạt dịch nằm giữa xương đùi và xương chậu. Khung xương này có hình cầu, bao quanh là hệ thống dây chằng. Khớp háng có chức năng làm trụ, nâng đỡ phần thân trên và quyết định các vận động của cơ thể như chạy nhảy, đi đứng,…

Đau khớp háng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, đau khớp háng khi mang thai là trường hợp có tỉ lệ cao nhất, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ. Khi đó, thai nhi đã lớn, trọng lượng của người mẹ đã tăng khá nhiều.

đau khớp háng khi mang thai

Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số nguyên nhân gây đau háng ở phụ nữ mang thai được liệt kê như sau:

  • Tăng hormone relaxin: Khi phụ nữ mang thai, một lượng hormone relaxin sẽ gia tăng nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với việc các mô liên kết ở khớp háng bị lỏng lẻo. Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp vùng háng.
  • Tăng cân: Đây là trạng thái bình thường khi mang thai. Ở mỗi giai đoạn, người mẹ cần tăng số cân thích hợp để bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều này gây ra nhiều áp lực cho hệ thống xương khớp, đặc biệt là khớp háng.
  • Sai tư thế: Khi em bé đang lớn dần trong bụng mẹ, việc thay đổi tư thế phù hợp là điều cần thiết. Người mẹ thường có xu hướng nằm nghiêng về một phía để cảm thấy thoải mái nhất. Mặc dù vậy, việc nằm một tư thế trong thời gian dài khiến xương hông và khớp háng gặp vấn đề và gây đau nhức.
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Trong quá trình mang bầu, người mẹ cần được bồi bổ bằng nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Do đó, nếu thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là khoáng chất như canxi, sắt, magie, cơ thể người mẹ sẽ gặp nhiều vấn đề như đau nhức xương, đau thần kinh tọa,…
  • Thai nhi chuyển động: Bác sĩ cho biết, tình trạng đau khớp háng khi mang thai có thể là do quá trình chuyển động của em bé trong bụng mẹ. Điều này xảy ra nhiều hơn ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Khi bé đạp hoặc thay đổi tư thế đều vô tình gây ra áp lực lên dây chằng cùng hệ thống dây thần kinh ở cơ thể mẹ. Vì vậy, người mẹ thường xuyên bị đau ở khớp háng.

Đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các thông tin được kể trên, đau khớp háng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tình trạng này được đánh giá là không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan với dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Nghiên cứu cho thấy, cơn đau ở háng không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hướng đến một số bộ phận khác như hông, cột sống lưng, chân,… Cơn đau có thể dữ dội hơn ở những tháng cuối của thai kỳ, người mẹ có thể gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.

Ngoài ra, đau khớp háng khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đề giấc ngủ. Đau nhức triền miên khiến mẹ bầu bị suy nhược, khó đi vào giấc ngủ, tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.

Đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không

Biện pháp phòng tránh đau khớp háng ở bà bầu

Để khắc phục tình trạng đau háng khi mang bầu, các chuyên gia đã đưa ra một số biện pháp giúp làm thuyên giảm triệu chứng. Các mẹ có thể tham khảo ngay dưới đây và thực hiện tại nhà.

Chườm nóng

Chườm nóng là phương pháp giúp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả và dễ thực hiện. Nghiên cứu cho thấy, hơi nóng giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra suôn sẻ, cơn đau được kiểm soát. Qua đó, mẹ bầu sẽ không còn cảm thấy cơn đau thắt cơ, cứng khớp nữa.

Cách thực hiện rất đơn giản: Mẹ bầu chỉ cần dùng khăn đã được ngâm nước ấm và đắp lên vùng háng bị đau trong khoảng 15 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc tắm nước ấm cũng là một cách giãn cơ, giảm căng cứng rất hiệu quả.

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau OTC (Acetaminophen) là phương pháp được sử dụng phổ biến để giảm thiểu các cơn đau ở vùng háng. Đây là một loại thuốc không kê đơn. Các mẹ nên tham khảo bác sĩ về liều lượng và độ tương thích với cơ thể trước khi sử dụng.

Biện pháp phòng tránh đau khớp háng ở bà bầu

Tập yoga

Yoga là một bộ môn giúp cơ thể rèn luyện sự dẻo dai, tăng độ đàn hồi cho xương khớp và làm chậm quá trình lão hóa. Đối với mẹ bầu, yoga có tầm quan trọng trong việc đẩy mạnh lưu thông máu, thư giãn cột sống lưng, khớp háng, hông,…

Các động tác yoga có thể được thực hiện tại nhà theo những bài tập trên mạng Internet. Tuy nhiên, bộ môn này đòi hỏi sự chính xác cao. Do đó, các mẹ nên đến phòng tập để được hướng dẫn kỹ lưỡng.

Bên cạnh các phương pháp trên, các mẹ cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn và tránh ngồi quá lâu. Nếu cơn đau có dấu hiệu trở nặng, kéo dài không dứt, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp y tế kịp thời. Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *