Đĩa đệm là gì, nó có cấu tạo như thế nào và đóng vai trò như thế nào trong hệ vận động của cơ thể thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin cơ bản về bộ phận này, giúp mọi người phòng ngừa về đĩa đệm hiệu quả hơn.
Đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là bộ phận nằm ở giữa hai đốt sống liền kề, có hình tròn và bề mặt phẳng như một viên thuốc bào chế dạng nang. Đúng như tên gọi, đĩa đệm chính là miếng đệm giữa các đốt sống Cứ mỗi hai đốt sống liền kề sẽ có một đĩa đệm, đường kính đĩa đệm khoảng ~2.5cm và dày khoảng 1/4 so với đường kính.
Theo tính toán, tổng chiều dài của đĩa đệm ở người trưởng thành sẽ bằng khoảng 1/4 chiều dài của cột sống. Tuy nhiên, theo sự lão hóa của tuổi tác, cả kích thước và độ dài của đĩa đệm sẽ giảm dần theo thời gian. Đến một thời điểm nào đó sẽ gây ra các tổn thương về đĩa đệm. Điển hình nhất là bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, phồng lồi đĩa đệm,…
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ở một người trưởng thành có cấu trúc xương khớp bình thường sẽ có tổng 23 đĩa đệm trên cột sống. Khi đĩa đệm bị tổn thương, trầy xước, nứt, rách,.. sẽ gây ra cơn đau nhức ngay tại vị trí bị tổn thương. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ, dây chằng và các dây thần kinh xung quanh nó.
Dựa vào chức năng hoạt động của các đoạn cột sống, các bác sĩ cho biết, cột sống cổ và cột sống lưng chịu nhiều áp lực nhất trong nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể và chi phối các cử động thường ngày. Vì vậy, đây là hai vị trí đĩa đệm dễ bị bào mòn, tổn thương và thoái hóa nhất. Nếu có tình trạng thoái vị đĩa đệm xảy ra thì đây là các vị trí đầu tiên mắc bệnh.
Cấu tạo của đĩa đệm
Theo đặc điểm giải phẫu, đĩa đệm được cấu tạo từ 3 phần chính là: Bao cơ, nhân nhầy và lớp sụn tận cùng. Cấu tạo cụ thể của từng bộ phận như sau:
Bao xơ
Là lớp ngoài cùng của đĩa đệm, đóng vai trò bao bọc các phần bên trong của đĩa đệm. Bao xơ được tạo thành từ nhiều sợi collagen. Các sợi collagen này ôm vòng lại với nhau, tạo thành lớp màng có hình elip.
Bao xơ có nhiệm vụ bảo vệ và cố định nhân nhầy bên trong đĩa đệm. Đồng thời duy trì sự cân bằng của cột sống ở vị trí ban đầu. Ngoài ra, bao xơ cũng có nhiệm vụ chống lại lực tác động theo chiều ngang hoặc sự xoắn ốc để đảm bảo cho cột sống luôn ở tư thế cân bằng.
Phần nhân nhầy
Nhân nhầy trong cấu tạo đĩa đệm thực chất là một lượng hoạt dịch dạng lỏng, trong suốt và hơi nhầy dính. Thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhân nhầy là proteoglycans. Nó có tính hấp thụ nước nên nước chiếm đến 80% cấu tạo chung của nhân nhầy ở đĩa đệm trẻ em. Trong đĩa đệm ở người trưởng thành, nước chiếm khoảng 60%.
Do nước là thành phần chính trong đĩa đệm nên khi đĩa đệm không được cung cấp đủ nước hoặc bị mất nước sẽ bắt đầu diễn ra quá trình lão hóa gây ra các bệnh lý về xương khớp, cột sống. Nếu không được can thiệp điều trị hiệu quả có thể dẫn đến liệt chi và tàn phế.
Lớp sụn tận cùng
Lớp sụn tận cùng trong cấu tạo đĩa đệm bằm ở bên ngoài lớp bao xơ đĩa đệm và phần thân đốt sống.
Thành phần này được cấu tạo từ nước, canxi, proteoglycans và canxi. Chức năng chính của lớp sụn tận cùng là tránh để xương đốt sống và sụn khớp bị nhân nhầy chèn ép lên trên. Trong trường hợp người bệnh bị viêm xương tủy, lớp tận cùng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn đĩa đệm. Hạn chế các biến chứng xấu của bệnh viêm xương tủy gây ra cho cột sống.
Các bộ phận trong cấu tạo đĩa đệm sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện tốt chức năng của mình. Do đó, nếu một trong các bộ phận này bị tổn thương thì đĩa đệm sẽ không thể thực hiện được các chức năng vốn có. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chức năng của đĩa đệm
Biết được chức năng của đĩa đệm sẽ giúp mọi người chú ý hơn trong việc chăm sóc bảo vệ đĩa đệm. Hạn chế thấp nhất các yếu tố tác động lên đĩa đệm làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Cụ thể, đĩa đệm có 3 chức năng chính rất quan trọng trong hệ vận động là:
Liên kết chặt chẽ các đốt sống
Trong giải phẫu cấu tạo đĩa đệm, hệ thống dây chằng và các cơ gân sẽ liên kết chặt chẽ với các đốt sống tạo nên một khối chắc chắn. Tạo điều kiện thuận lợi để cột sống cử động, xoay chuyển linh hoạt theo các hoạt động thường ngày của mọi người.
Phân đều tác dụng lực trên cột sống
Trong quá trình vận động của cơ thể, các đốt sống sẽ liên tục chịu một lực tác động cụ thể theo tính chất cử động. Lúc này, đĩa đệm sẽ thực hiện nhiệm vụ phân tán đều lực tạo động lên cột sống, tạo ra sự cân bằng và bảo vệ chức năng cột sống.
Nhờ có sự phân tán đều trọng lực, chúng ta sẽ hạn chế tối đa các chấn thương, tai nạn có thể xảy ra trong quá trình vận động.
Hỗ trợ sự trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất của đĩa đệm là sự khuếch tán chất dinh dưỡng từ màng và vòng sợi bao xơ vào trong đĩa đệm và lớp sụn tận cùng. Nó khác hoàn toàn với việc trao đổi chất thông thường qua mạch máu như bình thường.
Chính vì vậy, một khi đĩa đệm bị tổn thương, sự trao đổi chất sẽ bị gián đoạn. Từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa đĩa đệm, ảnh hưởng đến chức năng cột sống và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về đĩa đệm, sụn khớp, cột sống.
Trên đây là một số thông tin giải phẫu về cấu tạo đĩa đệm. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp bảo vệ chức năng đĩa đệm hiệu quả hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui trong cuộc sống!
>> Xem thêm:
- Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ hết bao nhiêu tiền?
- Phồng lồi đĩa đệm là gì? Có chữa khỏi được không?