Bệnh rễ thần kinh cổ là gì? Triệu chứng, phải làm sao?

Bệnh rễ thần kinh cổ là một trong những bệnh lý khá thường gặp, xuất hiện ở những đối tượng trung niên hoặc người già đang trong giai đoạn thoái hóa. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng chúng tôi khám phá ở bài viết ngay sau đây.

Bệnh rễ thần kinh cổ là gì?

Bệnh rễ thần kinh cổ được hiểu là tình trạng đau thần kinh tại khu vực cổ và các bộ phận chi trên có xuất phát từ các rễ thần kinh cổ. Bệnh lý gây ra các cơn đau nhức khó chịu kèm theo tình trạng tê bì, khó di chuyển hàng ngày, thậm chí là mất các phản xạ tự nhiên của cơ thể.

Bệnh rễ thần kinh cổ có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh phát hiện và chữa bệnh kịp thời.

Bệnh rễ thần kinh cổ

Nguyên nhân bệnh rễ thần kinh cổ

Nguyên nhân gây ra bệnh rễ thần kinh cổ thường rất đa dạng và phức tạp, có thể xuất phát từ chính cơ địa của người bệnh hoặc bắt nguồn từ các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng rễ thần kinh cổ:

  • Chấn thương: Trong quá trình vận động và sinh hoạt hàng ngày, nếu các bạn vận động quá mạnh hoặc không tư thế thì sẽ rất dễ gây nên tình trạng rễ thần kinh cổ với biểu hiện ban đầu là các cơn đau nhức khó chịu.
  • Lão hóa, thoái hóa: Vấn đề tuổi tác luôn là tác nhân chính của rất nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, trong đó có các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Tình trạng lão hóa, thoái hóa do tuổi tác cao sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh rễ thần kinh cổ tăng mạnh.
  • Thoát vị đĩa đệm: Biến chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm chính là rễ thần kinh cổ, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
  • Thoái hóa xương: Thoái hóa xương khiến tỷ lệ mắc bệnh rễ thần kinh cổ tăng nhanh chóng, các bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện những biểu hiện xấu của cơ thể.
  • Bệnh lý nền về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gai cột sống,..
  • Người bệnh bị mắc chứng thừa cân, béo phì, chuyển hóa chất kém,..
  • Người lao động nặng, thường xuyên phải bưng vác đồ nặng,..
  • Yếu tố di truyền khi trong gia đình có người đã từng mắc rễ thần kinh cổ.

Bệnh rễ thần kinh cổ biểu hiện chủ yếu ở đối tượng người trưởng thành, người già lớn tuổi, rất ít gặp ở đối tượng thanh thiếu niên hay trẻ nhỏ. Tuy nhiên bạn cũng cần thường xuyên quan sát sức khỏe để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường của cơ thể.

Triệu chứng bệnh rễ thần kinh cổ

Triệu chứng của bệnh rễ thần kinh cổ rất phức tạp, gây ra những bất tiện trong sinh hoạt và làm việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số triệu chứng cơ bản của bệnh rễ thần kinh cổ:

  • Xuất hiện các cơn đau nhức, tê bì và dị cảm tại các khu vực rễ thần kinh cổ bị tổn thương.
  • Cảm giác yếu cơ, quá trình vận động, di chuyển gặp khó khăn.
  • Có các cơn đau nhức và co thắt tại vùng cổ, lưng, sau đó lan dần ra các khu vực của hai xương bả vai.
  • Mất ngủ, trằn trọc khó ngủ do các cơn đau nhức
  • Chán ăn, quá trình tiêu hóa kém
  • Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi,…

Ở những giai đoạn đầu, bệnh lý rễ thần kinh cổ chỉ gây ra các cơn đau nhẹ, tuy nhiên lâu dần sẽ lan ra các khu vực khác trong cơ thể như bả vai, lưng, cánh tay, chân,… Đặc biệt, nếu không kịp thời điều trị sẽ làm giảm khả năng vận động, gây tê bì chân tay và cứng cơ, liệt cơ, suy giảm chức năng di chuyển và phối hợp của các chi,…

Triệu chứng bệnh rễ thần kinh cổ

Chèn ép rễ thần kinh cổ phải làm sao?

Khi bị chèn ép rễ thần kinh cổ, người bệnh cần nhanh chóng được các bác sĩ thăm khám, tư vấn để có liệu trình điều trị phù hợp và chính xác. Việc điều trị sớm sẽ giảm tối đa các biến chứng phức tạp và nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Cách chẩn đoán cận lâm sàng

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Xác định và đánh giá mức độ tổn thương hay chèn ép đến các rễ thần kinh cổ.
  • Chụp đĩa đệm gian đốt sống kích thích: Cung cấp hình ảnh chính xác về tình trạng của rễ thần kinh cổ.
  • Chụp xạ hình xương hoặc chụp X-quang: Phát hiện các dấu hiệu bất thường của xương.
  • Điện cơ: Giúp phân biệt và xác định giữa bệnh lý đám rối và tình trạng rễ thần kinh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị chính xác.

Ngoài ra, các bạn cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản như phân tích máu, phân tích tốc độ máu lắng, xét nghiệm kháng nguyên, kháng bạch cầu, xét nghiệm sinh hóa máu,…

Điều trị chèn ép rễ thần kinh cổ

Tùy theo từng mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị tại nhà hoặc nằm viện để được theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Các loại thuốc được chỉ định là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc tiêu sưng, thuốc chuyên khoa ,… Liệu trình điều trị thông thường từ 2-3 tháng, các cơn đau sẽ hết và tình trạng sức khỏe được cải thiện.

Điều trị chèn ép rễ thần kinh cổ

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ thực hiện vật lý trị liệu để giải phóng sức ép của các dây thần kinh tại khu vực cổ, làm lành và tái tạo lại hệ thống dây thần kinh, giúp phục hồi hệ xương khớp chắc khỏe. Kết hợp cùng với đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các khoáng chất thiết yếu và vitamin đến từ rau, củ quả,..

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có thói quen sinh hoạt điều độ, luyện tập các bài tập rèn luyện thể dục thể thao tùy theo cơ địa và mức độ của bệnh.

Mong rằng với những thông tin trên, các bạn đã có thêm cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích về bệnh rễ thần kinh cổ. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết có trong chuyên mục sức khỏe.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *