Đau khớp vai là hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Không ít người lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách chữa trị đau khớp vai ngay dưới đây.
Nguyên nhân gây đau khớp vai
Khớp vai là vùng khớp liên kết cánh tay, vai với cổ và lưng, đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ xương khớp. Đau khớp vai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây nên hiện tượng này.
Chấn thương khớp vai
Hiện tượng đau khớp vai có thể bắt nguồn từ chấn thương trong quá trình vận động. Hoạt động sai cách, va đập mạnh đều có thể khiến khớp vai bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó dẫn tới hiện tượng đau nhức khớp vai. Những người thường xuyên chơi các bộ môn thể thao liên quan đến vận động tay như đánh cầu lông, bóng bàn, bóng rổ… đều rất dễ gặp phải những chấn thương này.
Nằm ngủ sai tư thế
Sau một đêm dài thức dậy, bạn đột nhiên có cảm giác đau nhức và tê cứng khớp vai. Nguyên nhân chắc chắn là do bạn đã nằm ngủ sai tư thế. Thông thường, tư thế thoải mái nhất là tư thế nằm ngửa duỗi thẳng tay chân. Khi bạn nằm nghiêng và giữ nguyên tư thế trong suốt cả đêm, khớp vai có thể bị chèn ép dẫn đến đau nhức sau khi thức dậy.
Do các bệnh lý xương khớp
Ngoài nguyên nhân do chấn thương hoặc ngủ sai tư thế, đau khớp vai có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về xương khớp.
- Thoái hóa khớp vai: Thoái hóa xương khớp là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt khớp vai là nơi hoạt động nhiều nên nguy cơ thoái hóa cũng rất cao. Những người càng lớn tuổi, vận động mạnh càng nhiều thì nguy cơ thoái hóa càng cao.
- Viêm bao khớp: Hiện tượng đau khớp vai có thể là dấu hiệu của căn bệnh viêm bao khớp ba vai. Bao khớp khi bị mang vác nặng có thể căng ra, giảm tiết dịch, hoặc bị va đập dẫn đến tổn thương… lâu ngày đều có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể kéo đến những biến chứng nguy hiểm khác.
- Lắng đọng canxi ở khớp vai: Viêm khớp do lắng đọng canxi có thể gây nên những cơn đau dữ dội ở người bệnh. Căn bệnh này xuất hiện do lượng canxi bị tích tụ trong cơ và gân của khớp bả vai. Thông thường, những người ở độ tuổi trung niên trở nên có nguy cơ dễ mắc phải hơn những người trẻ.
- Viêm gân cơ: Thêm một căn bệnh nguy hiểm khác là viêm gân cơ bao quanh bả vai. Tình trạng viêm nhiễm gân cơ xảy ra khi vùng bả vai bị kéo căng thường xuyên hoặc bị tổn thương trong quá trình bện động. Một số khác có thể do sự thoái hóa liên quan đến vấn đề tuổi tác nên dẫn tới viêm nhiễm gân cơ vai.
Cách chữa đau khớp vai
Dù đau khớp vai bắt nguồn từ nguyên nhân nào, người bệnh cũng cần quan tâm và chữa trị kịp thời. Các biện pháp chữa trị đau khớp vai rất đa dạng, tùy theo tình trạng bệnh và nguyên khác gây bệnh.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được áp dụng phổ biến đối với các bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp hiện nay. Về cơ bản, vật lý trị liệu thường bao gồm một số phương pháp như: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, các bài tập cho cơ xương… Vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, phục hồi chức năng xương khớp một cách hiệu quả.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Việc sử dụng các bài thuốc dân gian là phương pháp an toàn, tiết kiệm và có thể thực hiện được ngay tại nhà. Các bài thuốc dân gian đều có nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên nên người bệnh có thể yên tâm áp dụng. Hiện nay, một số loại thảo dược đem đến hiệu quả chữa trị đau nhức xương khớp được gợi ý như: lá lốt, lá ngải cứu, bài thuốc từ rễ cây xấu hổ… Tuy nhiên các bài thuốc này đem đến hiệu quả khá lâu, người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn qua một thời gian dài.
Sử dụng thuốc Tây
Trong trường hợp người bệnh bị đau nhức thường xuyên, các căn bệnh về xương khớp cần được chữa trị nhanh chóng, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc đau để khắc phục các cơn đau. Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng đối với các bệnh nhân bị đau vai gáy có thể kể đến như: các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm khớp, thuốc giãn cơ… Việc sử dụng thuốc cần có sự cho phép và chỉ dẫn của các chuyên gia y tế, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chữa bệnh khi chưa có yêu cầu.
Đau khớp vai đi khám ở đâu?
Vậy đau khớp vai nên khám ở đâu uy tín nhất? Dưới đây là một số địa chỉ uy tín được gợi ý mà người bệnh có thể tham khảo.
Địa chỉ khám đau khớp vai uy tín ở miền Bắc
- Bệnh viện Bạch Mai – Khoa xương khớp (Tầng 2, nhà P – Bệnh viện Bạch Mai – số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội).
- Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
- Bệnh viện E – Trung tâm Cơ xương khớp (Nhà I – Số 89 Trần Cung – Cầu Giấy – Hà Nội).
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội).
Địa chỉ khám đau khớp vai uy tín ở miền Nam
- Bệnh viện Chợ Rẫy (Số 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – TP.HCM).
- Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (929 Đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, Hồ Chí Minh).
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 175 (786 Nguyễn Kiệm – Phường 3 – Quận Gò Vấp – TP.HCM).
- Bệnh viện Nhân dân 115 (527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh).
- Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh).
Bài viết trên đây đã giải đáp những băn khoăn của độc giả về hiện tượng đau khớp vai. Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu việc khắc phục tại nhà không đem đến hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!