Đau thần kinh tọa có di truyền không là thắc mắc của không ít người. Tình trạng này không chỉ đem lại cảm giác nhức mỏi, tê bì khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cả các hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Đâu là đáp án chính xác cho vấn đề nói trên? Bạn đọc quan tâm muốn tìm hiểu thêm đừng bỏ qua bài viết tổng hợp dưới đây nhé!
Đau thần kinh tọa có di truyền hay không?
Liên quan đến đau thần kinh tọa, bên cạnh các vấn đề như nguyên nhân hay triệu chứng, nhiều bệnh nhân còn thắc mắc không biết liệu tình trạng này có di truyền hay không? Cha mẹ, ông bà trong cùng một gia đình bị đau dây thần kinh tọa có khiến thế hệ sau gia tăng nguy cơ mắc bệnh hay không?
Theo các bác sĩ, trong số các yếu tố nguy cơ của đau thần kinh tọa không hề có yếu tố gia đình. Điều này có nghĩa là bệnh không có khả năng di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ con cháu. Trên thực tế, đau thần kinh tọa thường không được xem là một bệnh lý cụ thể mà là một nhóm các triệu chứng xuất phát từ việc dây thần kinh trong cơ thể bị chèn ép.
Các nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa rất đa dạng, từ các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp cho đến những bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống,… Nếu đau dây thần kinh tọa xuất phát từ tổn thương ngoài, người bệnh chỉ cần uống thuốc giảm đau và chăm sóc thân thể theo hướng dẫn của bác sĩ là có thể điều trị khỏi. Đối với tình trạng liên quan bệnh lý, điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân cốt lõi và có các biện pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh còn có các yếu tố nguy cơ khiến tỷ lệ mắc đau thần kinh tọa gia tăng hơn so với thông thường. Chúng gồm có:
- Thừa cân béo phì: Người thừa cân béo phì phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có bệnh thần kinh tọa. Khi trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép, xương khớp phải chịu nhiều áp lực hơn, nhất là khi người béo phì ít vận động thể chất. Về lâu dài, tình trạng này dẫn đến thoái hóa xương khớp và khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép.
- Hút thuốc lá thường xuyên: Nhiều người cho rằng nghiện thuốc lá chỉ gây ảnh hưởng đến phổi và hệ hô hấp nhưng thực tế thì không phải như vậy. Theo một số nghiên cứu, chất độc có trong thuốc lá có thể ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng của xương khớp và dây thần kinh tủy sống. Đây chính là điều kiện thuận lợi để bệnh thần kinh tọa hình thành và phát triển.
- Đặc thù nghề nghiệp: Những người phải lao động nặng nhọc hoặc người làm việc văn phòng được nhận định là có nguy cơ bị đau thần kinh tọa lớn hơn những đối tượng khác. Nguyên nhân là vì phần cột sống thắt lưng của họ thường xuyên phải chịu đựng căng thẳng và áp lực trong một thời gian dài. Điều này khiến cột sống thắt lưng dễ bị thoái hóa và tổn thương, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy liên đới như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,…
- Lối sống không lành mạnh: Đây có thể xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh đau dây thần kinh tọa. Một lối sống kém lành mạnh có khả năng ảnh hưởng toàn diện đến cơ thể, bao gồm xương khớp, dây thần kinh, hệ thống nội tạng và não bộ. Không những vậy, những người ít vận động, thường xuyên thức khuya, ăn nhiều đồ ăn vặt cũng khiến trọng lượng cơ thể mất kiểm soát, dẫn đến béo phì và một số bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…
Trên đây là những thông tin về vấn đề đau thần kinh tọa có di truyền không, hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc liên quan. Bệnh thần kinh tọa hoàn toàn có thể được phòng tránh hiệu quả nhờ vào việc xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường luyện tập thể thao, ăn uống đủ chất, ít dầu mỡ và đi khám sức khỏe ít nhất 2 lần hàng năm.