Ung thư phổi giai đoạn đầu, 2 3 và cuối sống được bao lâu?

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ gây tử vong hàng đầu. Mặc dù vậy nhưng bệnh lại không có nhiều dấu hiệu đáng chú ý. Nên việc tầm soát ung thư phổi cần được thực hiện định kỳ để sớm chẩn đoán và có phương pháp chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh có xuất hiện u ác tính hình thành bởi sự tăng sinh tế bào không có kiểm soát tại các mô phổi. Các tế bào này có thể lan ra bên ngoài phổi tới các bộ phận khác của cơ thể. Đó gọi là quá trình di căn. Ung thư phổi bao gồm hai dạng chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và không phải tế bào nhỏ.

Thường không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra bệnh ung thư phổi. Nhưng một số yếu tố phổ biến sau đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mọi người cần đặc biệt lưu ý.

  • Thuốc lá: Hầu hết đến 90% nguyên nhân ung thư phổi là do người bệnh đã và đang hút thuốc lá. Điều này có thể cho thấy tác hại nghiêm trọng của chúng.
  • Giới tính: Tình trạng ung thư phổi thường xảy ra ở nam giới độ tuổi từ 50 – 70 tuổi.
  • Nghề nghiệp: Các công trường mỏ phóng xạ uranium, mỏ cromate, mỏ kèn là môi trường dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Những công nhân trực tiếp làm việc tại đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn người bệnh thường. Ngoài ra, người làm việc trong các ngành công nghiệp nhựa, hóa dầu, khí đốt cũng có thể bị ung thư phổi.
  • Bệnh lý về phổi: Các chất sinh ung tích tụ sẽ bắt đầu phát triển trên các vết sẹo xơ do các bệnh lý như viêm phổi, lao phổi, bụi phổi…
  • Không khí ô nhiễm: Sự ô nhiễm môi trường sống do khí đốt gia đình, khí thải công nghiệp, khí xả động cơ…
  • Địa lý: Các nước châu Phi có tỷ lệ ung thư phổi là 5% thấp hơn so với châu Á và Nam Mỹ là 5 – 10%. Đặc biệt là tỉ lệ mắc bệnh này ở châu Âu và Bắc Mỹ là và khoảng 10 – 15% cao nhất thế giới.
  • Di truyền: Bệnh có thể di truyền cho nên người trong gia đình có thành viên mắc bệnh cần tuyệt đối cẩn trọng.

dấu hiệu ung thư phổi

Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

Căn bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu có thể không tạo ra bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt chú ý nếu thấy xuất hiện một trong số các dấu hiệu sau đây.

  • Ho dai dẳng kéo dài: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Những cơn ho dai dẳng không rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe.
  • Khó thở: Tình trạng khó nhọc khi thở là một trong dấu hiệu đặc biệt cảnh báo bệnh ung thư phổi. Điều này xảy ra khi các u thu hẹp, chặn đứng đường thở.
  • Đau tức ngực: Những cơn đau ở ngực lan ra sau lưng hoặc vai âm ỉ hoặc liên tục. Người bệnh cần xác định rõ đau xuất phát từ vị trí nào hay xảy ra khắp quanh ngực.
  • Thở khò khè: Khi thở phát ra âm thanh khò khè thì cũng có thể bạn mắc các bệnh lý liên quan đến phổi nguy hiểm nhất vẫn sẽ là ung thư phổi.
  • Thay đổi giọng nói: Những bất thường trong giọng nói như khàn tiếng cho thấy bạn đang gặp phải các kích thích gây viêm thanh âm cần được chú ý.
  • Sụt cân: Tình trạng giảm cân đột ngột không có nguyên nhân là một trong những dấu hiệu cho thấy ung thư đang tàn phá hệ thống nội bộ của cơ thể.
  • Đau nhức cơ xương: Tình trạng ung thư phổi có thể tạo ra những cơn đau vùng lưng hoặc các vị trí khác về đêm.
  • Thường xuyên ốm vặt: Đây là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng cảnh báo hệ thống miễn dịch của cơ thể đang yếu dần đi. Một khối u nang đang phát triển trong cơ thể khiến sức khỏe của bạn tụt dốc.

>> Viêm phổi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Các giai đoạn ung thu phổi

Tùy vào từng dạng bệnh ung thư phổi mà có các giai đoạn khác nhau. Đối với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ thì thường gặp phải hai giai đoạn chính là giai đoạn hạn chế và mở rộng. Cho thấy sự phát triển tràn lan của các u khối trong phổi.

Còn với tình trạng ung thư phổi không tế bào thì được chỉ cụ thể làm 4 giai đoạn chính như sau:

Ung thư phổi giai đoạn đầu

Khối u khi được tìm thấy trong phổi như một phần nhỏ trong cùng lớp niêm mạc. Những khối u này không phải là ung thư lây lan. Những tế bào này phát triển chỉ nằm trong phổi mà không có khả năng lây lan ra bên ngoài.

Giai đoạn 2


Những tế bào ung thư này lây lan ra nhiều vị trí trong phổi như hạch bạch huyết, lớp màng bao quanh tim, màng phổi, thành ngực… Khối u có thể có bề ngang tới hơn 7cm. Bắt đầu xuất hiện các u ác tính trong cùng một phần thùy phổi.

Giai đoạn 3

Lúc này các khối u sẽ có rất nhiều kích thước và nhiều các u ác tính trong phổi. Ung thư bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan lân cận của cơ thể như là thực quản, khí quản, lồng ngực, cổ, tim…

Ung thư phổi giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn đặc biệt nghiêm trọng. Khối u lây lan sang lá phổi còn lại và các bộ phận quan trọng của cơ thể như não, xương, gan, thượng thận… Giai đoạn này tế bào ung thư không còn bị loại bỏ bằng phẫu thuật được nữa.

Bệnh ung thư phổi có chữa được không?

Hiện nay, y học phát triển mạnh mẽ nên việc điều trị các căn bệnh ung thư có thêm ánh sáng mới. Do đó, người bệnh cũng có nhiều trường hợp điều trị thành công nhờ phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất.

Do đó, việc bệnh ung thư phổi có chữa được hay không còn phụ thuộc phần lớn và giai đoạn phát hiện và tình trạng của bệnh nhân. Thông thường điều trị ung thư phổi có các phương pháp chính như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật giúp tế bào ung thư phát triển chậm lại và tiêu diệt chúng.

ung thư phổi có nguy hiểm không

Bệnh ung thư phổi di căn sống được bao lâu?

Để tiên lượng được thời gian sống của người bệnh khi ung thư phổi đã bắt đầu di căn thương dựa vào những yếu tố chính như loại tế bào ung thư, chế độ điều trị, giai đoạn bệnh, các phương pháp hỗ trợ chữa trị và khả năng đáp ứng phác đồ điều trị của người bệnh.

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì sẽ bị mất đi cơ hội điều trị tốt nhất. Khi tế bào ung thư di căn, không thể thực hiện phẫu thuật thì bệnh nhân chỉ có thể giúp các phương pháp hóa trị, xạ trị để kéo dài sự sống. Tùy vào từng tình huống thực tế, bác sĩ có thể tiên lượng được thời gian sống còn lại của người bệnh.

> Tìm hiểu: Xẹp phổi là bệnh gì?

Ung thư phổi có lây không?

Mọi người có thể yên tâm là căn bệnh ung thư không lây nhiễm vì không có bất kỳ nguồn lây nhiễm nào. Bệnh không xảy ra sự truyền nhiễm nên không thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp hay tiếp xúc.

Một số thông tin sai làm rằng việc tiếp xúc với người bị bệnh ung thư phổi như ăn cùng, ngủ cùng sẽ có thể dẫn đến lây bệnh. Điều này là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Trên đây là những thông tin tổng quát về căn bệnh ung thư phổi. Mặc dù là bệnh lý nguy hiểm những người bệnh nên lạc quan và điều trị tích cực theo phác đồ chuyên sâu. Đặc biệt, việc tầm soát giúp sớm chẩn đoán bệnh sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kết quả điều trị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *