Phổi có nước là bệnh gì? Triệu chứng nước trong phổi có nguy hiểm không?

Phổi có nước là tình trạng dịch phổi vượt quá mức cho phép, mặc dù không còn xa lạ gì với hầu hết mọi người, tuy nhiên, để hiểu rõ về hiện tượng này thì không phải ai cũng biết chính xác. Cùng tìm hiểu phổi có nước là bệnh gì và cách điều trị hiệu quả nhất trong bài viết này.

Nguyên nhân phổi có nước

Thực chất phổi có nước chính là tình trạng tràn dịch màng phổi. Người bình thường sẽ có khoảng 20ml dịch trong khoang chứa giữa hai bên màng phổi. Dịch này có tác dụng giúp phổi trượt lên nhau một cách dễ dàng trong suốt quá trình di chuyển và trao đổi oxy.

Bệnh phổi có nước hay tràn dịch màng phổi xảy ra khi lượng dịch này vượt quá mức cho phép. Điều này dẫn đến khó khăn khi thở, chèn ép phổi dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy hô hấp, ngạt thở…

Theo các chuyên gia nhận định, bệnh phổi có nước thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng thực chất đều là do các bệnh lý  đường hô hấp biến chứng thành. Cụ thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng phổi do viêm phế nang, bụi phổi, áp xe phổi bị vỡ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng…
  • Tổn thương phổi, áp xe cơ hoành do các chấn thương lồng ngực, gãy xương sườn.
  • Bệnh lao phổi là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi có nước với tỷ lệ đến 40%.
  • Bệnh hen suyễn nặng trong thời gian dài.
  • Hậu quả của một số thủ thuật điều trị như dẫn lưu màng phổi, chọc dò, nội soi phế quản.

Các nguyên nhân của bệnh sẽ được chẩn đoán đúng nhất nếu bệnh nhân thực hiện chụp x-quang và xét nghiệm tế bào, sinh hóa, vi sinh… Dựa vào trạng thái dịch và lượng dịch tại màng phổi mà kết luận được yếu tố nào gây nên tình trạng phổi có nước.

Phổi có nước

Triệu chứng phổi có nước

Những triệu chứng lâm sàng là dấu hiệu đầu tiên giúp người bệnh nhận biết được tình trạng của mình. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với viêm phổi. Do đó, nếu bạn thấy một số triệu chứng sau đây thì cần ngay lập tức tới cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

  • Cảm giác đau một trong hai bên ngực, khi nằm nghiêng thì cơn đau có giảm đi.
  • Ho khan kéo dài, có trường hợp ho có đờm.
  • Khi dịch nhiều dần lên, người bệnh cảm thấy khó thở, tức ngực.
  • Sốt do nhiễm trùng, mệt mỏi.
  • Một bên lồng ngực bị phù lên.
  • Mất hoặc giảm rì rào phế nang.
  • Vùng liên sườn xuất hiện một đường cong đục hiển thị trên phim chụp x-quang.

Sớm nhận ra các triệu chứng để được điều trị kịp thời sẽ giúp giải quyết gánh nặng của phổi. Nhiều trường hợp phổi có nước không được chữa trị, tái đi phát lại nhiều lần có thể dẫn đến tử vong.

Các phương pháp điều trị phổi ứ nước

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa đang điều trị bệnh phổi có nước cho bệnh nhân với hai phương pháp là nội khoa và ngoại khoa. Tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau mà người bệnh nên áp dụng các cách chữa phù hợp.

Phương pháp nội khoa

  • Uống thuốc kháng sinh, thuốc kháng ung thư toàn thân. Các loại thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh phổi có nước là Gentamicin và nhóm beta – lactam.
  • Trường hợp bệnh nặng cần tiêm kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.
  • Chọc hút dịch ra khỏi khoang phổi để giảm thiểu áp lực và tránh các tác động xấu tới cơ thể.
  • Sử dụng bình thở oxy, thuốc efferalgan, acteaminophene để chữa các triệu chứng sốt, khó thở, ho nhiều.
  • Uống bù nước và bổ sung vitamin C, B trong quá trình điều trị.

Phương pháp ngoại khoa

  • Sử dụng đường ống dẫn lưu màng phổi để bóc tách màng phổi và đưa thuốc kháng sinh vào.
  • Mổ dẫn lưu để đưa máu, dịch ra bên ngoài trong trường hợp dịch quá nhiều.

triệu chứng Phổi có nước

Cách chăm sóc người bị bệnh phổi có nước tốt nhất

Trong quá trình chữa trị thì các phương pháp chăm sóc đúng đắn sẽ tác động rất lớn đến khả năng hồi phục của bệnh nhân. Do đó, người nhà và bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ một số phương pháp sau đây.

Bổ sung dinh dưỡng phù hợp

Người bệnh cần được nâng cao sức đề kháng và bồi bổ cho cơ thể để tránh tình trạng mệt mỏi, suy nhược thường gặp. Do đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt thời gian điều trị.

Thực đơn của người bệnh nên được bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả, sữa… Đặc biệt là các vitamin C có trong quả cam, bưởi, nho, xoài… để phục hồi tổn thương tốt nhất.

Không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh

Trong thời gian điều trị, người bệnh sẽ luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Lúc này gia đình cần luôn ở bệnh động viên và an ủi giúp quá trình chữa bệnh phổi có nước diễn ra suôn sẻ nhất cho bệnh nhân.

Phòng bệnh cần được giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát để giúp người bệnh nghỉ ngơi thư giãn đảm bảo tiêu chuẩn chữa bệnh.

Người nhà cần luôn tạo động lực cho bệnh nhân việc điều trị bệnh phổi có nước cần thời gian nhất định. Để người bệnh hiểu được và tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ để ra.

Giảm sự đau đớn cho người bệnh

Các trường hợp bệnh phổi có nước đều gặp phải những triệu chứng đau ngực, khó thở. Do đó, để cải thiện tình trạng này người bệnh cần được thay đổi tư thế thoải mái nhất khi nằm. Thông thường bệnh nhân nên nằm nghiêng về phía bên tràn dịch, đầu đặt chếch khoảng 20 – 40 độ.

Khi di chuyển, người nhà nên dìu bệnh nhân hết sức nhẹ nhàng. Nhất là trong các trường hợp đang đặt ống dẫn lưu thì cần hạn chế di chuyển nhiều sẽ gây đau đớn. Người thân nên túc trực bên cạnh giường bệnh để giúp khi cần thiết, không nên để bệnh nhân gắng sức tự lấy đồ vật hay làm những công việc mà họ chưa thể tự làm được.

>> Tìm hiểu: Bệnh xơ phổi có nguy hiểm không, có chữa được không?

Trên đây là những thông tin về bệnh phổi có nước cũng như cách chữa trị phù hợp. Người thân nên đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình điều trị vì căn bệnh này không hề đơn giản. Ngoài ra, người bệnh cần đặc biệt tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình chữa trị đạt kết quả tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chuyên mục.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *