Bệnh lao phổi có lây không? Lây qua đường nào? theo bác sĩ chuyên khoa chia sẻ

Có rất nhiều người mắc bệnh lao phổi bị bạn bè, người thân, đồng nghiệp xa lánh thậm chí cách lý. Vậy thực hư vấn đề bệnh lao phổi có lây không và lây qua đường nào sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Lao phổi là căn bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm gây ra do các vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh lao ở nhiều cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là căn bệnh lao phổi chiếm đến 85% trường hợp bệnh lao. Người bệnh lao phổi thường gặp phải các triệu chứng ho ra máu, ho kéo dài, cơ thể ốm yếu, sức khỏe suy giảm đáng kể. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng. Theo các thống kê mới đây, lao phổi nằm trong top 10 căn bệnh nguy cơ cao nhất gây tử vong trên toàn thế giới. 

Bệnh lao phổi có lây không?

Chắc hẳn đa số mọi người đều biết bệnh lao phổi có lây không. Đúng là lao phổi có khả năng lây lan rất cao với tốc độ nhanh. Các vi khuẩn lao có được sự dẻo dai giúp chúng cư trú ở nhiều môi trường khác nhau và di chuyển vào cơ thể tạo thành ô bệnh.

Một người mắc bệnh lao phổi có thể lây lan qua hàng chục người khác mà không chừa bất kỳ đối tượng nào từ người lớn, trẻ em và người già. Hơn nữa nếu người bệnh không sớm phát hiện và điều trị thì tỷ lệ lây lan bệnh còn tăng theo cấp số nhân. Chính vì vậy căn bệnh này đã trở thành đại dịch ở thế kỷ trước. Việc phòng ngừa sự lây lan của lao phổi cũng là vấn đề lớn được đặt ra cho nền y học toàn thế giới. 

Với những trường hợp người có sức đề kháng yếu thì chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn cũng đã có thể dẫn đến nhiễm bệnh lao. Với những người có sức đề kháng tốt thì sẽ ngăn cản được vi khuẩn lao phát triển trong cơ thể. Tuy nhiên, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể một thời gian có thể bất động không phát tác mà sau nhiều năm khi hệ miễn dịch đã suy yếu mới bắt đầu phát bệnh.

Một số trường hợp sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao dễ lây lan hơn. Cụ thể: Người suy dinh dưỡng, mắc bệnh mãn tính, nghiện thuốc lá, lạm dụng thuốc không theo chỉ dẫn, bệnh HIV/AIDS…

lao phổi có lây không

Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Cho dù đã biết bệnh lao phổi có lây không, nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng về con đường lây nhiễm của vi khuẩn lao. Theo phân tích của các chuyên gia trong ngành, vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào phổi thông qua 4 con đường chủ yếu.

Đường hô hấp

Như đã nói đây là con đường được xem là dễ lây lan nhất. Vi khuẩn có thể trực tiếp truyền từ người này qua người khác khi trò chuyện, cười đùa, người bệnh hắt hơi, khạc nhổ… Những vi khuẩn này sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể người bên cạnh là hình thành bệnh.

Đường cọ xát

Bệnh lao phổi cũng có thể lây qua các vết thương, vết xước trên cơ thể khi cọ xát giữa người bệnh với người khác. Do đó, khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi cũng cần chú ý cẩn thận những điều này.

Đường sinh hoạt

Khi dùng chung đồ với người bệnh lao như khăn mặt, bát đũa, ngồi ăn cùng, ngủ cùng thì cũng có khả năng bị lây nhiễm bệnh. Bởi lẽ việc tiếp xúc sinh hoạt thường xuyên sẽ dẫn đến tỷ lệ lây truyền rất cao đặc biệt là khi gặp được điều kiện thích hợp. Do đó, điều tốt nhất là nên để người bệnh ăn riêng, ngủ riêng ở nơi thông thoáng cho đến khi điều trị khỏi hoàn toàn.

Lây từ mẹ sang con

Nếu người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai thì rất dễ dẫn đến lây lan cho em bé thông qua đường tĩnh mạch. Như vậy, trẻ sinh ra sẽ bị lao phổi bẩm sinh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng lây nhiễm hoàn toàn, Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu đáng kể khả năng di truyền này.

Yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền khuẩn lao

Mặc dù 4 con đường trên đây có khả năng lây nhiễm rất cao. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây giúp quyết định nguy cơ lây nhiễm từ người sang người.

  • Môi trường sinh hoạt không đảm bảo sạch sẽ thoáng mát, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập truyền nhiễm hơn.
  • Bệnh nhân lao có chứa vi khuẩn trong đờm.
  • Người bệnh đang ở trong giai đoạn nhiễm trùng.
  • Khả năng đề kháng của người bị truyền nhiễm yếu, hoặc gần gũi tiếp xúc với người bệnh trong thời gian dài.

Vi khuẩn lao có thể sống sót trong không khí vài giờ đồng hồ, nhất là những nơi có không khí chật hẹp, ẩm bí. Còn đối với môi trường trong lành có ánh sáng mặt trời thì vi khuẩn khó sống hơn và thường bị phân tán. Ánh mặt trời cũng có khả năng giết chết khuẩn lao ngoài môi trường.

Cách phòng tránh lao phổi hiệu quả

Một số lưu ý giúp cho bạn và gia đình có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh lao phổi như sau:

  • Tránh xa các nguồn bệnh ở nơi công cộng như bệnh viện lao, phòng khám. Nếu cần thì sử dụng khẩu trang y tế.
  • Người trong gia đình có ai mắc bệnh lao cần được chăm sóc cách ly với mọi người để điều trị cho tới khi khỏi bệnh.
  • Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để nâng cao sức đề kháng cho bạn và người thân.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao vừa sức, các môn thể dục như yoga, đi bộ, thiền…
  • Hạn chế tiếp xúc với các đồ dùng vật dụng công cộng.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

Chúng ta vừa cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lao phổi có lây không cũng như các con đường lây truyền của chúng. Như vậy có thể thấy được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Bạn và gia đình cần có cách phòng tránh phù hợp nhất cho từng thành viên. Đồng thời nếu gia đình có người mắc bệnh cần được đưa đi điều trị sớm nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *