Áp xe phổi là gì? Có nguy hiểm không và những thông tin cần biết

Áp xe phổi và căn bệnh nhiễm trùng phổi khá phổ biến. Tình trạng này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như giãn phế quản, viêm màng tim, ho ra máu, suy hô hấp… Do đó, người bệnh tuyệt đối không thể chủ quan, cần kiên trì điều trị và phòng ngừa bệnh phù hợp.

Áp xe phổi là gì?

Bệnh áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng làm xuất hiện các mủ sưng tại nhu mô phổi hay còn gọi là các bọc mủ hình thành ở mô tế bào của cơ thể. Các khoang mủ này chứa dịch bị nhiễm vi sinh vật hay các mảnh vụn hoại tử. Các áp xe hình thành có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi hoặc thậm chí hoại tử phổi.

Đây là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là người trung niên và cao tuổi, người có cơ địa yếu, suy giảm hệ nhiễm dịch, bệnh nhân tiểu đường, người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, người mắc các bệnh phổi mãn tính…

Nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi

Đa số các nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi là do các vi khuẩn ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Bao gồm:

  • Vi khuẩn tụ cầu vàng: Khuẩn này tác động vào gây tràn khí, tràn dịch màng phổi dẫn đến suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.
  • Vi khuẩn kỵ khí: Đây là vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất chiếm tới 60% các ca áp xe phổi do nhiễm khuẩn. Bệnh cũng dễ phát hiện do hơi thở và đờm có mùi khó chịu. Vi khuẩn này có thể gây ra các áp xe lan tỏa, bán cấp và kết hợp với các vi khuẩn phế cầu, liên cầu.
  • Nhiễm khuẩn Klebsiella Pneumoniae: Vi khuẩn lan nhanh, khái huyết và dẫn đến tình trạng nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao.
  • Ký sinh trùng: Kí sinh thường gặp là amip thường là trường hợp thứ phát sau khi bệnh nhân bị áp xe gan, ruột. Bệnh gây ra những tổn thương ở phổi phải sát với cơ hành. Triệu chứng áp xe thường gặp sẽ là đờm màu nâu sẫm kèm máu tươi.

nguyên nhân gây áp xe phổi

Bên cạnh đó, áp xe phổi cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây nên như:

  • Chấn thương tai nạn làm tổn thương mô tế bào.
  • Mắc các bệnh phổi mãn tính: giãn phế quản, nhiễm khuẩn phổi…
  • Nhồi máu ở phổi do viêm tắc mạch máu

Triệu chứng áp xe phổi thường gặp

Bệnh áp xe phổi thường biểu hiện theo từng giai đoạn khác nhau. Do đó, các triệu chứng cũng vì thế mà tăng dần lên.

Giai đoạn đầu – ổ mủ kín

  • Ho nhiều, ho có đờm vàng hoặc xanh đôi khi ho có máu
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Khó thở, tức ngực, thở nhanh thở nông
  • Đi tiểu ít, môi khô, cơ thể mệt mỏi, hội chứng cúm

Giai đoạn 2 – ộc mủ

  • Sau 1 – 2 tuần áp xe vỡ vào phế quản gây ho và đau tăng lên đột ngột
  • Ộc ra mủ đặc quánh màu vàng nâu có mùi hôi
  • Sốt, vã mồ hôi, mệt lả đi
  • Ổ áp xe quá lớn có thể ngập 2 bên phổi gây ra tình trạng suy hô hấp

Giai đoạn 3 – ổ mủ thông đến phế quản

  • Ho dai dẳng kéo dài ngay cả khi người bệnh thay đổi tư thế
  • Khạc ra mủ ít hơn trước
  • Nhiệt độ cơ thể tăng vị mủ vẫn ứ đọng trong phổi

Áp xe phổi có nguy hiểm hay không?

Tình trạng áp xe phổi rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh có khả năng cao gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Ho ra máu: Các triệu chứng ho liên tục sẽ gây tổn thương làm vỡ mạch máu dẫn đến ho ra máu. Bệnh áp xe phổi mãn tính sẽ càng cần thận trọng hơn với các áp xe gần rốn phổi.
  • Tràn mủ màng phổi: Các vết áp xe khi bị vỡ sẽ thông tới màng phổi gây ra hiện tượng tràn dịch mủ màng phổi.
  • Nhiễm trùng máu: Các vi khuẩn trong ổ áp xe xâm nhập vào máu gây nên tình trạng nhiễm khuẩn trong máu. Người bệnh cần được cấp cứu kịp thời nếu không có thể gây sốc hoặc thậm chí tử vong.

áp xe phổi là gì

Áp xe phổi còn có thể dẫn đến các biến chứng như xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Chẩn đoán

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng , áp xe phổi cần được chẩn đoán chính xác dựa trên những xét nghiệm hiện đại. Do đó, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán sớm nhất. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành thực hiện các bước sau đây:

  • Chụp x-quang phổi chuẩn: Nếu bị áp xe phổi thì phum chụp sẽ cho hình ảnh khí – nước đông đặc trong phổi. Thường các vết áp xe phổi có đường kính từ 4 – 6 cm và có thành dày với mức nước khác nhau.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Các vết áp xe nhỏ không thể phát hiện dưới phim chụp X-quang thì cần chụp cắt lớp. Phương pháp này còn giúp cho bệnh nhân nhận dạng được tình trạng tổn thương phổi có bị tràn dịch hay không.
  • Xét nghiệm vi khuẩn: Dùng các mẫu mủ, đờm đem xét nghiệm để phân tích các vi khuẩn bị nhiễm. Nhiều trường hợp bác sĩ có thể chọc trực tiếp vào thành ngực vị trí ổ áp xe để lấy mủ hoặc nội soi ống mềm để lấy đờm ra làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm máu: Phương án này giúp phát hiện ký sinh trùng amip để phát hiện áp xe phổi do trùng amip.

Điều trị áp xe phổi hiệu quả

Sau khi chẩn đoán rõ căn bệnh áp xe phổi, các bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay, một số phương pháp chữa trị phổ biến đang được sử dụng như sau.

Điều trị nội khoa

Phương pháp chữa trị dựa vào kháng sinh đồ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với nguyên nhân áp xe phổi. Hầu hết các trường hợp đều được chỉ định sử dụng thuốc Penixilin. Đồng thời dùng 2 loại thuốc kháng sinh liều cao đến khi hình ảnh x-quang phổi các vết áp xe mờ nhỏ.

Một số trường hợp cần dùng ống hút dịch mủ đối với những áp xe phổi ngoại vi không thông với phế quản. Kết hợp sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng long đờm, hạ sốt, bù nước, an thần.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp chỉ áp dụng cho các trường hợp áp xe nhỏ hơn 10cm, nang áp xe ít. Thường chỉ được bắt buộc khi các cách khác không đem lại hiệu quả. Phẫu thuật sẽ loại bỏ hoàn toàn các nang áp xe trong phổi.

Như vậy, chúng ta vừa cùng tìm hiểu về áp xe phổi và các thông tin liên quan đến bệnh. Hãy sớm phòng tránh bệnh để loại bỏ nguy cơ diễn biến nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

3/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *